Năm nào cũng được lì xì, vậy ý nghĩa tiền lì xì ngày Tết bạn có biết là gì không?
Ai cũng đã từng được lì xì, tuy nhiên rất ít người biết được nguồn gốc và ý nghĩa của lì xì Tết. Lì xì đầu năm vốn đã tồn tại từ rất lâu đời và được thêu dệt từ nhiều câu chuyện khác nhau. Nhưng kết lại của những câu này là sự ra đời của việc lì xì Tết và ý nghĩa quan trọng của nó, cầu chúc cho sự bình an, hạnh phúc, để trẻ em hay ăn, chóng lớn và khỏe mạnh hơn, gia đình hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Cứ như vậy, chúng được giữ gìn và lưu truyền trong dân gian.
Một trong những câu chuyện ý nghĩa và ấn tượng nhất về việc lì xì Tết, mà vẫn được nhiều bậc cha ông kể lại đến ngày nay và nhiều người nhớ nhất đó là tiền lì xì được biến thể từ tục “đặt áp tế tiền”. Đây là những đồng tiền được xâu bằng chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở giường hoặc nôi với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ.
Cứ như vậy theo thời gian người ta có biến thể một chút, cho tiền vào những bao giấy đỏ để trao nhau vào những dịp cuối năm, để mong rằng năm đó luôn sung túc, khỏe mạnh, an khang. Sau này việc lì xì Tết còn được dị bản nhiều hơn nữa, nhưng vẫn luôn gắn liền với mong ước sức khỏe dồi dào cho những người thân yêu.
Tuy nhiên, ngày nay lì xì Tết không chỉ cho trẻ con, mà còn cho những người già cao tuổi. Đặc biệt có những người lợi dụng việc này để thăng quan tiến chức bằng cách lì xì cho sếp, đây là một hình thức hối lộ trá hình. Vì thế, hầu hết mọi người thời “hiện đại” đều coi trọng hình thức mà quên mất ý nghĩa của việc lì xì Tết.
Để gìn giữ nét đẹp văn hóa của phong tục này, mọi người cần phải biết cách lì xì và hiểu đúng ý nghĩa của nó để Tết có ý nghĩa hơn, cần lưu truyền nguyên bản, không biết tấu quá thể, biến chúng thành “tệ nạn” nơi công sở để vụ lợi cho mình.
Vì vậy khi lì xì, các bậc phụ huynh lưu ý không cho quá nhiều tiền vào bao lì xì, mà hãy dạy trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này, chứ không phải giá trị vật chất trong những bao lì xì.
Nếu quá coi trọng về vật chất trong những bao lì xì, lâu dần trẻ con chỉ để ý đến những thứ nhận được trong đó, chứ không biết được ý nghĩa của nó ra sao. Như vậy, đến một ngày nào đó ý nghĩa tốt đẹp của việc lì xì sẽ biến mất.
Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải lì xì đúng nghĩa, đến dịp giao thừa hoặc mùng 1 Tết cả nhà sum vầy. Sau đó, con cháu mừng tuổi ông bà trước với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi, rồi tới lượt ông bà lì xì lại con cháu để may mắn cả năm, mang lộc tới nhà và sức khỏe dồi dào. Bên cạnh đó, những người tới chơi cũng được nhận lì xì từ chủ nhà hoặc ngược lại. Số tiền bên trong ít nhiều không quan trọng, quan trọng là lấy hên, mang ý nghĩa may mắn, đó mới là cái chúng ta cần để ý, chứ không phải để ý bên trong nặng, nhẹ, giá trị cao hay thấp.
Cho tới ngày nay, lì xì ngày Tết vẫn là một phong tục không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Ông bà, bố mẹ, con cháu lì xì cho nhau, vui vẻ, ấm cúng mới đúng mới thuần phong mỹ tục của gia đình và Tết Việt, mang đến cái Tết trọn vẹn, tròn đầy.
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì...
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một...
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là...