Là sản phẩm thay thế sữa duy nhất được công nhận về thành phần dinh dưỡng tương tự như sữa bò nhưng vì lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nên nhiều nam giới đã loại bỏ sữa đậu nành ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Đậu nành là thực phẩm giàu phytoestrogens, hay được gọi estrogen thực vật. Ở người, estrogen còn được gọi là nội tiết tố nữ. Phytoestrogen có thể hoạt động theo cách tương tự như estrogen được sản xuất trong cơ thể, nhưng với tác dụng yếu hơn. Phytoestrogen không chỉ có ở các sản phẩm đậu nành, mà còn tìm thấy ở trái cây như lê và các quả mọng nước, các loại rau như tỏi, hành tây, đậu, bắp cải và ngũ cốc.

Dẫu vậy, đậu phụ, nước tương và sữa đậu nành... vẫn chứa lượng phytoestrogen cao nhất so với các loại thực phẩm khác. Ngay cả khi loại bỏ đậu nành thì vẫn rất khó để loại bỏ hoàn toàn phytoestrogen khỏi chế độ ăn uống bình thường, vì chúng xuất hiện trong nhiều loại rau và trái cây kể trên.

Ảnh minh họa: Internet

Nam giới uống sữa đậu nành nhiều bị vô sinh?

Theo ThS.BSNT Phùng Anh Tuấn, chuyên khoa Nam học (Trường Đại học Y Hà Nội), nhiều người cho rằng nam giới sử dụng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể bị vô sinh. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Estrogen, thường được gọi là nội tiết tố nữ, là hormone sinh dục chính được sản xuất bởi cơ thể của những người được chỉ định là nữ khi sinh và nó chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt hay khả năng sinh sản.

Có thể mọi người nhầm tưởng chất isoflavones trong đậu nành hoạt động giống như estrogen trong cơ thể sẽ làm mất cân bằng hormone ở nam giới. Nhưng thực ra, isoflavones không phải là estrogen và không gây giảm testosterone của nam giới. Chính vì vậy khi sử dụng đậu nành hay sữa đậu nành thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới nội tiết tố cũng như khả năng sinh sản của nam giới.

Là một thức uống đơn giản, có lợi cho sức khỏe sữa đậu nành không có hại cho nam giới, hoặc những người được chỉ định là nam giới khi mới sinh. Uống sữa đậu nành không làm thay đổi nội tiết tố của họ hoặc mang lại cho họ cái gọi là phẩm chất "nữ tính".

Nhiều nghiên cứu về tác động của đậu nành lên sức khỏe sinh sản cũng như sinh lý của nam giới chưa hoàn toàn thống nhất. Một công trình khác cho thấy việc một người đàn ông ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tiêu thụ đậu nành trước khi điều trị IVF cũng không liên quan đến tỷ lệ thụ tinh, cấy ghép hoặc mang thai. Điều này cho thấy đậu nành có thể có ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng tổng thể của một người đàn ông.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không đưa ra khuyến cáo nào về việc nam giới cần hạn chế dùng đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành.

Mặt khác, phytoestrogen trong đậu nành có những tác dụng có lợi khác như giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, loãng xương.