Nguyên nhân ho có đờm, ho khan

Ho có đờm có thể hình thành do cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh, chủ yếu là nội sinh do tác động của một số loại bệnh lý như:

Ho có đờm do lao phổi

Ho có đờm là một triệu chứng điển hình của lao phổi. Người mắc bệnh thường ho ra đờm màu trắng đục, có thể lẫn máu. Đờm có mùi hôi khó chịu. Người bệnh cảm thấy đau tức ở ngực do vùng phổi bị viêm nhiễm. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể gây nên tình trạng suy hô hấp và cuối cùng là tử vong.

Ho có đờm do viêm phổi

Viêm phổi cũng gây ra ho có đờm, thậm chí tần suất ho còn cao hơn của lao phổi. Đi kèm các cơn ho, người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở. Thông thường, màu sắc của đờm sẽ là màu vàng đậm hoặc màu vàng nhạt.

Ho có đờm do viêm phế quản

Ho có đờm là triệu chứng điển hình của viêm phế quản khi bệnh đã trở nặng. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chủ yếu bị ho khan. Đờm tiết ra thường nhớt hơn, có màu trắng hoặc màu xanh. Hiện tượng tiết đờm thường xảy ra nhiều hơn vào buổi sáng với người bệnh viêm phế quản.

Ho có đờm do giãn phế quản

Nếu không ngăn chặn, viêm phế quản sẽ dẫn đến giãn phế quản. Tình trạng dịch đờm vẫn tiết nhiều vào buổi sáng nên ho có đờm cũng thường xảy ra vào thời gian này. Màu của đờm thường sẽ là trắng đục, đóng thành khuôn. Để đánh bật đờm ra khỏi cổ rất khó khăn.

Ho có đờm do tác động của viêm đường thở

Đường thở bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương phổi, niêm mạc họng. Người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch từ đó hình thành nên các cơn ho có đờm. Tình trạng này kéo dài mãn tính và rất khó để điều trị.

Do có đờm do cảm cúm

Trước khi xuất hiện tình trạng ho có đờm, người bệnh thường sẽ gặp phải tình trạng ho khan, ho gió. Sau một thời gian không điều trị, các dạng ho trên chuyển thành ho có đờm.

Ho có đờm do ảnh hưởng từ môi trường

Người sống ở môi trường ô nhiễm chứa nhiều bụi bẩn và khói có thể khiến đường hô hấp bị vi khuẩn tấn công, từ đó gây ra các cơn ho có đờm.

4 loại thực phẩm giúp làm sạch phổi, hạn chế ho khan, ho có đờm

Nghệ

Trong hầu hết các bệnh về đường hô hấp, bệnh nhân thường cảm thấy khó để thở đúng cách. Nguyên nhân bởi sự tắc nghẽn và viêm nhiễm trong đường dẫn khí, khiến hầu hết người mắc bệnh phổi cảm thấy tức ngực một cách nặng nề.

Ăn nghệ hàng ngày giúp giảm viêm trong đường dẫn khí. Hơn nữa, sự hiện diện của một hợp chất gọi là curcumin trong nghệ giúp làm sạch phổi một cách tự nhiên và giải độc cơ thể, tăng cường khả năng miễn dịch. Bạn có thể ăn nghệ sống hoặc pha bột nghệ với sữa, thêm một số loại thảo dược để ngăn ngừa bệnh tật.

Mật ong

Mật ong có vị ngọt nên nếu bạn lo lắng về lượng đường bổ sung nhiều lên trong thời gian uống thì bệnh nhân có thể uống nó bằng cách pha loãng nước với mật ong. Cách uống này cũng có thể đóng vai trò hydrat hóa và có tác dụng bổ sung nước tốt hơn.

Nói tóm lại, đối với bệnh nhân bị viêm phổi, nếu bạn muốn cải thiện triệu chứng của mình thông qua thực phẩm bổ sung, bạn cần ăn nhiều thực phẩm để tăng chức năng hoạt động của phổi và gan. Không bao giờ ăn những thực phẩm dễ làm bạn bị kích thích, gây nóng, chẳng hạn như thức ăn cay.

Gừng

Là một trong những phương pháp chữa ho và cảm lạnh tại nhà được sử dụng rộng rãi, gừng được biết đến với đặc tính chống viêm, giúp loại bỏ độc tố khỏi đường hô hấp. Gừng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm kali, magie, beta-carotene và kẽm.

Theo một vài nghiên cứu, một số chất chiết xuất từ ​​gừng cũng được biết đến là có thể tiêu diệt các tế bào ung thư phổi. Cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh cúm theo mùa và nhiễm trùng là uống một cốc trà gừng mỗi ngày.

Tỏi

Nhiều người không thích mùi vị của tỏi sống, nhưng những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của loại thực phẩm này sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ. Tỏi có chứa một hợp chất gọi là allicin, hoạt động như một chất kháng sinh mạnh mẽ và giúp khắc phục các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp làm tắc nghẽn phổi, dẫn đến khó thở. Nó cũng giúp giảm viêm, cải thiện bệnh hen suyễn và giảm nguy cơ ung thư phổi.