Muốn em bé có làn da hồng hào chỉ cần tắm với nước này: Vừa làm sạch da, tránh rôm sảy, lại giúp bé mát mẻ trong ngày hè oi ả?
Nước dừa là đồ uống giải khát quen thuộc với người dân vùng nhiệt đới. Thành phần của nước dừa chứa nhiều vitamin, chất khoáng… có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ truyền tai nhau việc cho con tắm bằng nước dừa sẽ giúp trẻ có làn da trắng mịn.
Thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định nước dừa có thể quyết định được tính chất da hay màu da. Do đó không có cơ sở để tin rằng nước dừa giúp làm trắng da. Tuy nhiên, nước dừa có nhiều dưỡng chất, protein, chất dầu béo, đường và các chất khoáng nên cũng có thể có tác dụng dưỡng da.
Mặc dù vậy, các bà mẹ khi tắm nước dừa cho con cần chú ý rằng chính các dưỡng chất này và độ ngọt của nước dừa nếu tắm không sạch sẽ khiến trẻ dễ bị viêm da do vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần tắm tráng thật kỹ càng bằng nước ấm, chú ý các kẽ nhăn trên da trẻ để tránh nguy cơnước dừa sót lại ở các kẽ da sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, khiến trẻ bị hăm, lở da.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, nước dừa chỉ giúp dưỡng da cho bé mà thôi chứ không thể làm bé trắng lên được. Do vậy, nếu muốn tắm nước dừa cho trẻ chỉ nên tắm 1 lần/tuần, sau đó, phải tắm lại thật sạch. Không nên tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh.
ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoa Nhi, Học viện Quân y, da trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng. Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài. Các trường hợp trẻ bị viêm dạ, nhẹ có thể gây mẩn ngứa, lở loét. Tuy nhiên, có trường hợp nặng trẻ sẽ bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.
Tốt nhất trong hai tháng đầu nên tắm cho trẻ bằng nước chín (tức là nước đun sôi để nguội) pha đủ ấm – khoảng 36 – 38độC. Cách làm này không phải là quá cẩn thận, bởi nước vòi vẫn có độ nhiễm khuẩn cao, trong khi da em bé mới sinh còn rất non nớt và dễ mẫn cảm. Để tránh chất gây trên da em bé, các bà mẹ có thể pha thêm một chút nước cốt chanh vào chậu tắm, vừa làm sạch da, vừa giúp cho da bé mát mẻ, đỡ rôm sẩy.
Đối với một số trường hợp viêm da nhẹ, chàm, hay dị ứng, các bà mẹ có thể cần tư vấn của bác sĩ để sử dụng các loại dung dịch tắm có chứa hoạt chất kháng sinh; Hoặc dùng các loại lá Đông y có chất kháng sinh như trà xanh, mướp đắng, lá hoàng đằng… để tắm cho bé theo cách dân gian.
Tuy nhiên, khidùng lá tắm cần chú ý rửa thật sạch và đun sôi, rồi gạn lấy phần nước trong pha tắm cho bé. Các bà mẹ cũng không nên lạm dụng việc tắm lá hằng ngày cho trẻ, mà cần phải theo dõi phản ứng của da bé.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...