Mũi tiêm đẻ không đau và sự thật đằng sau khiến nhiều chị em phụ nữ ‘chết điếng’, trước khi sinh mẹ cần hết sức lưu ý
Mũi tiêm đẻ không đau là gì?
Trong y học, mũi tiêm không đau thường gọi là gây tê ngoài màng cứng, là cách giúp phụ nữ giảm cảm giác đau khi sinh em bé. Phương pháp này sẽ được thực hiện nếu như cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8cm, có nhiều trường sẽ được tiêm sớm hơn nếu cơn đau bụng xuất hiện nhiều.
Với phương pháp y học hiện đại này sẽ giúp các sản phụ bớt nỗi sợ hãi khi sinh nở và mệt mỏi sau sinh, giảm đáng kể lượng oxy không cần thiết cho sản phụ. Sau khi tiêm, sản phụ vẫn cảm nhận được cơn gò tử cung và trải qua quá trình rặn đẻ bình thường.
Tiêm thuốc gây tê ngoài màng cứng có nguy hiểm không?
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi gây tê ngoài màng cứng đó là sản phụ có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp, đôi khi có thể lạnh run, ngứa, tê chân, hai chân hơi nặng hoặc khó khăn khi nhấc chân lên. Sản phụ có thể cảm thấy khó khăn một chút khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều trị có thể giảm thiểu những nhược điểm này hoặc thậm chí loại bỏ chúng hoàn toàn.
Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp đẻ không đau khi sinh vẫn gặp chứng đau lưng. Đau lưng có thể do những nguyên nhân sau: biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sinh... Nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm, cơn đau sẽ tự hết trong 48 giờ.
Đối với trẻ sơ sinh phương pháp này hoàn toàn không gây hại. Bởi vì thuốc chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bên ngoài người mẹ không gây ảnh hưởng gì đến con.
Những trường hợp mẹ bầu không nên tiêm mũi gây tê ngoài màng cứng
Tuy mũi thuốc này không gây ảnh hưởng gì đến con yêu và sức khỏe của mẹ, nhưng cũng có những trường hợp không nên tiêm. Nếu không sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của hai mẹ con.
Sản phụ đang bị sốt cao, người bị tăng áp lực nội sọ, sản phụ có chức năng đông máu bất thường, người bị giảm thể tích tuần hoàn hoặc hạ huyết áp. Nếu bạn nằm trong nhóm những bà bầu này thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi chọn phương pháp sinh và nên cân nhắc việc dùng đến mũi tiêm gây tê ngoài màng cứng.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...