Mùa hè đi tắm biển phải cảnh giác với con vật này
Bỏng da vì sứa đốt
Anh Nguyễn Văn Ch. (28 tuổi, Hà Nội) đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám vì bỏng da sau khi đi biển về. Anh Ch. kể cách đây 1 tuần, anh đi tắm biển ở Cô Tô và lúc bơi ra ngoài xa anh bỗng thấy da nhói ở vùng cánh tay và sườn phải. Anh Ch. nhanh chóng bơi vào bờ thì mảng da đỏ, bỏng rát và ngứa.
Ngứa quá anh gãi nhiều hơn. Lúc bị như thế, anh Ch. đã biết là do sứa biển nhưng anh chủ quan. Khi về Hà Nội vùng da tổn thương vẫn nhinh nhích ngứa và kèm theo phỏng da rát, chảy dịch.
Anh Ch. đến bệnh viện khám vì lo sợ hoại tử vùng da rộng ra hơn.
Không riêng gì anh Ch., chị Nguyễn Hoàng Anh (Tây Hồ, Hà Nội) cũng bị mề đay, sưng tấy da do đi tắm biển chạm phải sứa. Chị Anh kể vợ chồng chị đi tắm biển ở Thiên Cầm (Hà Tĩnh). Khi bơi chị chạm phải dị vật gì đó và bị mề đay ngứa khắp người. Lên bờ, vùng ngứa vẫn không đỡ kèm theo cảm giác khó thở.
Lúc này, người nhà đưa tới cơ sở y tế bác sĩ cho biết chị bị sứa tấn công. Khi đến đây, chị Anh mới biết có trường hợp đã phải cấp cứu do bị sứa tấn công.
Sứa là loại hải sản ở biển có thể thành thực phẩm nhưng ở một số trường hợp bị dị ứng với sứa đặc biệt các xúc tu con sứa chứa hàng triệu tế bào dạng lông mịn và có chất gây dị ứng nọc độc. Vì vậy, nếu vô tình chạm vào sứa khi đang bơi, chất độc này tiếp xúc với da gây tổn thương ở da một số trường hợp chất độc xâm nhập vào cơ thể gây nguy hiểm cho người đi biển.
Từ đầu mùa hè này, tại khu vực bãi biển của Nha Trang cũng ghi nhận nhiều trường hợp bị sứa tấn công gây bỏng da cho người bệnh. Bệnh viện Medlatec Hà Nội cũng tiếp nhận bệnh nhân V.V.L (25 tuổi, Hà Nội) bị sứa đốt gây tổn thương ở nhiều vùng da.
Bệnh nhân kể lại, anh và bạn bè đi du lịch biển Nha Trang. Sau khi thấy ngứa ở cẳng tay phải, thời gian ngắn sau thấy tay đỏ, sưng. Một tuần sau vẫn ngứa và vết thương loét nên anh đến bệnh viện khám.
Thạc sĩ, bác sĩ Lâm Trọng Cơ, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, cho biết mùa hè các bác sĩ cũng gặp nhiều trường hợp nhập viện vì bị sứa tấn công. Tùy từng trường hợp có thể điều trị khác nhau.
Khi chạm phải sứa lúc đi biển gây ra phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều khiến nạn nhân cảm thấy khó chịu, lo lắng.
Tuy nhiên, bác sĩ Cơ cho biết cũng có trường hợp nặng nạn nhân cảm thấy đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cách xử lý khi bị sứa đốt?
Bác sĩ Cơ cho biết, khi đi biển nếu chạm phải sứa ở trẻ nhỏ nên đưa ra khỏi vùng bị tấn công, trấn an trẻ để tránh gãi tiếp xúc với vùng da tổn thương. Có thể rửa chất độc bằng giấm, nước biển và theo dõi trẻ sau 8 tiếng. Khi không có bất thường xảy ra có thể chăm sóc tại nhà. Trẻ bị phỏng rát, đau đầu, vã mồ hôi cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế.
Tương tự ở người lớn, theo bác sĩ Cơ khi cách xử lý khi bị sứa đốt là nên bình tĩnh và cố gắng làm dịu cơn đau bằng giấm trong 30 giây. Nếu đau nhiều có thể dùng thuốc giảm đau, đắp gạc thấm giấm quanh mí mắt khi sứa làm tổn thương vùng mắt gây đỏ, đau rát. Khi tổn thương vùng miệng: Dùng dung dịch pha loãng ¼ giấm và ¾ nước để súc miệng và nhổ ra, không được uống hoặc nuốt dung dịch đó.
Nếu có biểu hiện khó thở, choáng, sốc, ngừng tuần hoàn hô hấp, cần phải thực hiện hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực đồng thời nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu sốc phản vệ.
Để phòng tránh việc bị sứa đốt khi tắm biển, theo bác sĩ Cơ trước khi đi tắm biển người dân chú ý tìm hiểu kỹ thông tin về bãi biển hoặc hỏi người dân biển nơi đó về sự xuất hiện của sứa, đặc biệt là sứa lửa. Cần mang theo các loại kem dự phòng sứa đốt.
Khi xuống biển tắm, nếu thấy bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa đốt không để có biện pháp xử lý kịp thời không chủ quan dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không ngờ. Tuy nhiên, đội như thế nào, chất liệu mũ ra sao cũng cần đặc biệt chú ý.
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn so với các nước Âu Mỹ nhưng tỷ lệ gãy xương lại tương đối thấp.
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được. Tuy nhiên, bạn luôn có thể ngăn chặn điều đó. Với mẹo tránh 7 sai lầm trong chế độ ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhé!