Một trẻ nhập viện vì nghẹn bò viên và kinh nghiệm xoay sở khi trẻ bị hóc dị vật mà phụ huynh nào cũng nên biết
Nghẹn dị vật dẫn đến nghẹt thở là vấn đề phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân phần lớn là do miệng bé nhỏ còn những thứ bị mắc nghẹn lại quá to. Có nhiều vụ tai nạn về nghẹn dị vật ở trẻ nhỏ, có thể kể đến vài món đồ quen thuộc mà trẻ nhỏ dễ bị nghẹn như: đồ ăn, đồ chơi, những vật trẻ có thể cầm nắm được.
Vừa qua, đã xảy ra một trường hợp cậu bé 3 tuổi không biết trong lúc ăn uống làm sao mà bị nghẹn bò viên ở họng. Lúc đó, người nhà không ai biết xoay sở thế nào. May mắn là nhà cậu bé gần bệnh viện nên đưa đi cấp cứu kịp thời nên đã qua khỏi nguy hiểm.
Thế nên mới thấy việc học kiến thức ứng phó khi trẻ bị nghẹn dị vật chẳng thừa chút nào. Bởi đâu ai lường trước được rằng một ngày nào đó con bạn sẽ rơi vào tình huống như trên.
Sau đây là cách xoay sở khi trẻ bị hóc dị vật bằng phương pháp Heimlich theo hướng dẫn cụ thể từ các bác sĩ. Phương pháp này thực hiện theo các bước:
- Trước tiên là dùng một tay để giữ trẻ, tay còn lại dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh khoảng 5 – 7 cái vào lưng trẻ, chỗ giữa hai xương bả vai. Thực hiện hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
- Nếu trong trường hợp thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, tốt nhất là nên đặt trẻ nằm ngửa. Sau đó, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
Lúc này nếu thấy cháo, sữa,... chảy ra từ mũi hay miệng của trẻ thì cần phải hút sạch để thông đường thở cho trẻ. Việc này các chị phải làm càng sớm càng tốt nha vì để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
Tuy nhiên, với trường hợp khi trẻ dưới 2 tuổi thì các chị có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Khi áp dụng phương pháp này các chị lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng trên rốn và dưới xương ức của trẻ.
Làm động tác này tới khi nào trẻ thấy đỡ và tỉnh táo hơn thì thôi. Và những lúc thế này các chị cũng đừng quên việc gọi xe cấp cứu.
- Nếu trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, nói được thì các chị nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng trẻ và dùng một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng trên rốn và dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
- Còn trong trường hợp mà trẻ hôn mê thì tốt nhất các chị nên để trẻ nằm ngửa. Khi sơ cứu trẻ thì nên quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào trẻ tỉnh. Sau đó phải đưa trẻ vào viện nhanh nhất có thể.
Đó là phương pháp sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp sơ cứu tạm thời thôi nha quý phụ huynh. Do đó, để tránh trường hợp dị vật còn sót lại trong họng trẻ thì chúng ta vẫn phải đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...