Thông thường, bà bầu bị sổ mũi là do sức đề kháng kém đi trong thời gian mang thai. Đồng thời, hàm lượng estrogen tăng cao khiến các màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Ngoài ra, khi mang thai lượng máu trong cơ thể tăng 50%, làm sưng phù các mạch máu nhỏ ở màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp dẫn đến hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi liên tục.

Bên cạnh đó, các yếu tố như: thời tiết, không khí bị ô nhiễm, mẫn cảm với phấn hoa,... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị sổ mũi. Đồng thời, tình trạng sổ mũi cũng xuất hiện khi mẹ bầu bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp.

Theo đó, sổ mũi khi mang thai không hề gây nguy hiểm đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ.

Tình trạng sổ mũi luôn khiến mẹ bầu cảm thất rất khó chịu và mệt mỏi. (Ảnh minh họa: Internet)

Không chỉ vậy, nếu sổ mũi kèm với các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, đau đầu sẽ dẫn tới các biến chứng khá nguy hiểm như thai nhi dị tật, sinh ngon hoặc suy thai… khi nhiễm cúm. Do vậy, mẹ bầu cần biết cách điều trị sớm sổ mũi để không gây biến chứng nguy hiểm cho con trong bụng.

Phương pháp giảm cơn sổ mũi hiệu quả

Rửa mũi bằng nước muối: Mẹ bầu có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh các dịch nhầy đọng ở mũi từ 2 - 3 lần/ngày.

Súc miệng nước muối: Cách này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang cổ họng. Đồng thời, súc miệng nước mũi còn giúp muối trở ngược lên mũi, giúp làm sạch mũi hơn.

Nghỉ ngơi đúng cách: Mẹ bầu nên kê cao gối để dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, có thể dùng thêm máy phun sương để tạo độ ẩm, nhất là khi ngủ để giảm bớt cảm giác khó chịu do viêm mũi.

Uống nhiều nước: Hấp thụ nhiều nước sẽ giúp làm lỏng dịch đặc trong mũi. Theo đó, mẹ bầu nên uống nước ấm hoặc nước ấm pha với mật ong và chanh.

Hạn chế đồ ăn cay, nóng: Các loại gia vị như tiêu, ớt, mù tạt sẽ khiến nước mũi bị kích thích ra nhiều hơn.

Thường xuyên vận động: Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao cũng có thể làm dịu cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, nên tránh vận động ngoài trời để tránh nguồn không khí bị ô nhiễm khiến đường hô hấp bị kích ứng.

Tránh tiếp xúc với môi trường khói bụi, mùi sơn, mùi nước hoa,... Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể xông mũi để cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu tình trạng sổ mũi kéo dài thì mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cũng như các điều trị thích hợp. (Ảnh minh họa: Internet)

Mẹo dân gian giúp "quét sạch" cơn sổ mũi cho mẹ bầu

Khi bị sổ mũi, mẹ bầu có thể xông mũi bằng tỏi hoặc ăn trực tiếp. Theo đó, có thể giã nhuyễn và ngửi tỏi nhiều lần trong ngày hoặc ngâm tỏi với giấm để ăn dần trong bữa ăn. 

Dùng lá tía tô và kinh giới để đun nước uống sẽ giúp giảm cơn sổ mũi hiệu quả. Sau khi uống, mẹ bầu nên ăn một tô cháo hành hoặc tía tô để giữ ấm cho cơ thể thể

Theo kinh nghiệm dân gian, hành cũng là loại thực phẩm chữa sổ mũi cho bà bầu nhanh chóng. Theo đó mẹ bầu có thể nấu cháo hành hoặc cho hành vào trứng gà kèm kinh giới, tía tô để chiên, hấp.

Nếu cổ họng mẹ có đờm, mẹ hãy ngậm một lát chanh muối trước khi ngủ, sau đó, nuốt từ từ đến hết rồi ngủ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống thêm nước chanh muối, rất tốt để điều trị sổ mũi và giải khát.

Lưu ý, nếu trường hợp đã dùng một số cách như trên mà cơn sổ mũi vẫn chưa biến mất thì mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất. Bên cạnh đó, không nên tự ý uống bất cứ loại thuốc nào nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ bởi một số thành phần trong thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.