Một ca mắc COVID-19 ở Việt Nam trở nặng, 3 lần ngừng tuần hoàn
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay, các chuyên gia hàng đầu về hồi sức tích cực, cấp cứu, hô hấp đã hỗ trợ hội chẩn cùng các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư rất tích cực điều trị, đến nay bệnh nhân đã tạm ổn định. Trước đó, bệnh nhân này có diễn biến suy hô hấp nặng, đã được đặt ECMO từ ngày 19/3 tới ngày 4/4, chuyển sang thở máy. Bệnh nhân có bệnh lý nền là rối loạn tiền đình. Các chuyên gia đang cân nhắc, xem xét việc đặt lại ECMO cho bệnh nhân này hay không.
Đến 18h ngày 8/4, Việt Nam có tổng số 251 bệnh nhân COVID-19 điều trị tại 17 cơ sở khám chữa bệnh. Những bệnh nhân nặng, theo phân tuyến điều trị đang được chữa trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
Nhiều bệnh nhân hiện điều trị ở tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa Lao Phổi và bệnh viện huyện. Có điểm đáng mừng là số lượng bệnh nhân nhập viện vì dương tính ít hơn số bình phục. Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi chiếm hơn 50%. Hiện Việt Nam đã có 126 bệnh nhân được chữa khỏi.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết trong 125 bệnh nhân đang điều trị, đa số các bệnh nhân đang được điều trị theo đúng phác đồ nền của Bộ Y tế. Các chuyên gia cũng nghiên cứu, học hỏi những phác đồ mới của các nước, đưa vào thử nghiệm trong điều trị.
Bệnh nhân đặt ECMO là ca số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết, Bộ Y tế đang tích cực triển khai một số nhóm giải pháp và một số biện pháp khác. Đơn cử, Tiểu Ban điều trị (BCĐ Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đang chỉ đạo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, cùng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành Huyết học tiến hành lấy máu và chiết tách huyết tương của những người bệnh đã khỏi bệnh, để nghiên cứu, sử dụng cho những người bệnh nặng theo phác đồ mà Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo.
Cùng với đó, Tiểu ban Điều trị đã thường xuyên họp để cập nhật những phác đồ khác của một số nước như Cuba, Nhật Bản, Pháp… đang khuyến cáo.
"Chúng tôi cũng đang lập một mạng lưới những bệnh viện có các chuyên khoa đầu ngành giỏi, sâu cùng các thầy thuốc có kinh nghiệm điều trị, nhằm mục tiêu cứu chữa được các bệnh nhân COVID-19 nặng, cũng như các bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền khi đã hết giai đoạn điều trị trong Bệnh viện Bệnh nhiệt đới", ông Khuê cho hay.
Một vấn đề mới được PGS.TS Lương Ngọc Khuê đề cập là hiện nay các bệnh viện truyền nhiễm đầu ngành được giao điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó khá nhiều bệnh nhân có nền bệnh lý rất nặng, cần chuyên khoa sâu. Cụ thể, có ít nhất 17 trường hợp bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, ung thư...
"Nếu chúng ta đã điều trị cho các bệnh nhân này âm tính với SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, có thể chuyển họ sang các cơ sở có điều kiện hồi sức cấp cứu, điều trị chuyên khoa sâu thì sẽ tốt hơn"- ông Khuê nói.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...