Một bác sĩ phó khoa bị bắt tạm giam, thẩm định lại 94 hồ sơ tâm thần
Chiều 10/8, liên quan đến công tác khám, chữa bệnh tâm thần, giả hồ sơ bệnh án để trốn tránh việc xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn với lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ; một số Bệnh viện Tâm thần trên địa bàn Hà Nội.
Tại cuộc họp, đại diện Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, ngày 12/6/2018, Bệnh viện (BV) nhận thông báo số 53 và 54 của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công An Hà Nội) về việc khởi tố bắt bị can tạm giam phục vụ điều tra với 2 viên chức của bệnh viện là: Bác sĩ chuyên khoa II, Thân Thái Phong, Phó Trưởng khoa tâm thần người cao tuổi; Ông Nguyễn Tuấn Sơn – kỹ thuật viên trưởng Khoa Dinh dưỡng. Sau khi nhận được thông báo từ Cơ quan điều tra, bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 đã có quyết định tạm hoãn hợp đồng làm việc 3 tháng đối với ông Sơn và ông Phong.
Qua 2 tháng, cơ quan CATP Hà Nội đang tiếp tục điều tra. Đến nay, BV vẫn chưa nhận được thông báo của CAHN về kết quả điều tra đối với 2 viên chức trên. Ngoài ra, ngày 26/7 vừa qua, BV Tâm thần Trung ương 1 nhận được công văn của Cơ quan CSĐT CATP Hà Nội về việc cung cấp thông tin, tài liệu kiểm tra lại 94 hồ sơ của bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện.
Sau khi nhận được công văn, BV đã kiểm tra kỹ số lượng hồ sơ bệnh án yêu cầu, và cung cấp thông tin cho CATP Hà Nội. BV cũng đang phối hợp với CATP Hà Nội rà soát lại 94 hồ sơ bệnh án để xem có bệnh án giả mạo hay không.
Tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trường Thường trực Bộ Y tế cho biết, quan điểm của Bộ Y tế: Xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ để vi phạm pháp luật. Đề nghị các cơ quan tư pháp xử lý đúng người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, tránh oan sai. Bộ Y tế yêu cầu các Cục, Vụ, đơn vị liên quan, các bệnh viện chuyên ngành Tâm thần rà soát quy trình, thủ tục chuyên môn liên quan đến chẩn đoán, giám định bệnh án tâm thần.
Theo Thứ Trưởng Nguyễn Viết Tiến, công tác giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là một trong những hoạt động bổ trợ tư pháp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ nền tư pháp nào. Kết luận giám định pháp y, pháp y tâm thần được pháp luật quy định là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Kết luận giám định đúng đắn giúp cho việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án được chính xác, khách quan, đúng pháp luật, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, không để lọt tội phạm, không để oan người vô tội, góp phần đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hiện nay đang có dư luận: có những đối tượng phạm tội dùng mọi thủ đoạn như mua, làm giả giấy xác nhận bị bệnh, giả bệnh tâm thần để vào các Trung tâm, cơ sở y tế để khám, chữa bệnh để có hồ sơ bệnh án tâm thần để đối phó với cơ quan pháp luật. Do vậy, Bộ Y tế yêu cầu các bác sỹ, giám định viên pháp y, pháp y tâm thần càng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh chính trị vững vàng trước công việc hàng ngày, trước mỗi ca giám định, không để vật chất hoặc các mối quan hệ cá nhân làm ảnh hưởng đến kết luận giám định. Những trường hợp khó kết luận, cần tổ chức hội chẩn để đưa ra kết luận đúng đắn, chính xác.
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...
Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại sau khi phát hiện nhiều con chó cắn...
Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc sửa tổng thể Luật Bảo hiểm y tế thay vì chỉ sửa...