Món không nên ăn uống trước khi ngủ
Một người không ngủ đủ 6 đến 8 giờ trong một ngày sẽ cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn... Nguyên nhân có thể do ăn tối muộn, hoặc ăn những món không phù hợp khiến đầy bụng, khó tiêu.
Tiến sĩ Lê Bạch Mai, nguyên Viện phó Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết mì ăn liền nhiều carbohydrate sẽ chuyển thành chất béo gây đầy bụng, béo phì. Ăn mì trước khi ngủ khiến bạn uống nhiều nước hơn dẫn đến thức giấc giữa chừng để đi vệ sinh, giấc ngủ không liền mạch. Ngoài ra, bát mì thường được chế biến với thịt bò, thịt heo, tôm, trứng, rau... để cân đối dinh dưỡng nhưng lại buộc dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
Nên ăn mì vào buổi sáng, chế biến đúng cách. Mỗi loại mì có quy trình nấu khác nhau, người dùng nên tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để giữ nguyên hương vị. Ăn khoảng một đến hai gói mì mỗi tuần. Ăn nhiều dễ dẫn đến thiếu chất xơ, các khoáng chất và vitamin. Người có hệ tiêu hóa kém thì không nên ăn mì gói.
Mì chứa nhiều carbohydrate, sau khi ăn sẽ chuyển thành chất béo gây đầy bụng, béo phì. Ảnh: Getnews
Bánh kẹo, ngũ cốc, chocolate... giàu chất béo. Ăn kẹo trước khi ngủ dễ gây béo phì, tăng huyết áp, bệnh lý về tim mạch... Yến mạch hay ngũ cốc chứa một lượng lớn đường tinh luyện và carbohydrate có hại cho sức khỏe. Ăn ngũ cốc trước khi ngủ khiến cơ thể không có đủ thời gian để tiêu hóa, gây khó tiêu, ợ nóng và ợ hơi làm khó ngủ. Nên uống ngũ cốc nguyên hạt có lượng đường thấp để chống lại cơn đói mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Rượu là thức uống cần hạn chế dùng trước khi ngủ do nó ảnh hưởng đến não bộ, khiến bạn buồn ngủ ngay nhưng dễ thức giấc nửa đêm. Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, cho biết rượu ảnh hưởng đến giai đoạn giấc ngủ sâu, khiến bạn dễ dàng tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, không sâu và có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, uống nhiều bia rượu sẽ khiến cơ thể mất nước, cảm giác khát làm bạn khó ngủ.
Trong rượu chứa rất nhiều chất có hại như methanol, chì... Những người thường xuyên uống rượu trước khi đi ngủ có thể bị một số bệnh về dạ dày, gan, ruột, thần kinh...
Khi ảnh hưởng của rượu giảm đi, hệ thần kinh được kích hoạt đánh thức bạn dậy sớm hơn thường ngày.
Dược sĩ khuyên nên giải rượu trước khi ngủ để giảm tác hại. Nếu say rượu kèm đau đầu, lấy 50 g rau cần tươi giã nhuyễn vắt lấy nước uống. Cũng có thể uống nước đậu đỏ hoặc lấy khoảng 20 g vỏ quýt khô nấu nước uống.
Dùng vài quả tắc ngâm chung với lá trà già khoảng một tuần (để dành sẵn), khi say rượu uống 20-25 ml hoặc hái vài hoa sắn dây đem nấu nước uống giúp tỉnh táo. Nhai vài ngọn rau muống tươi cũng có tác dụng giải độc rượu.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ...
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế...