Món ăn thuốc từ đậu xanh
Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, nấu chè, làm bánh, làm giá đỗ... Đậu xanh giàu protein, carbohydrat, chất xơ; ngoài ra có nhiều vitamin (A, B1, B2, B6, PP, C, acid folic, acid panthotenic) và nguyên tố Na, K, Ca, P, Fe Cu...). Trong vỏ hạt đậu chứa flavonoid.
Theo Đông y, đậu xanh vị ngọt tính mát, vào tâm, vị, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giải thử, lợi thủy, chỉ khái, thanh can minh mục, giải nhiệt độc dược. Dùng cho các trường hợp say nắng say nóng, sốt cao mất nước phù nề, mụn nhọt, lở ngứa, ngộ độc cá, ngộ độc sắn, có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp. Hằng ngày có thể dùng 15-100g bằng cách nấu hầm, sắc. Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ đậu xanh.
Canh đậu xanh: đậu xanh 50 - 100g. Xay vỡ nhưng để nguyên cả vỏ, thêm nước nấu nhừ, thêm ít đường phèn. Ăn để giải thử (chữa say nắng, say nóng).
Nước bột đậu xanh: đậu xanh 200g, cho nước nấu chín nhừ, lọc qua vải xô lấy nước cho uống sáng tối, mỗi lần 1 chén. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường.
Cháo vừng đậu xanh: đậu xanh 50g, vừng hạt 30g, trần bì 8g. Đậu xanh xay vỡ, trần bì tán bột; cùng nấu cháo bột cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm đường tiết niệu, đái đục đái dắt, đái buốt.
Nước bột đậu xanh, sữa đậu nành giải độc: đậu xanh 100g, đậu hũ (hoặc sữa đậu nành) 200-300ml. Đậu xanh tán bột, cùng đem khuấy trộn đều cho uống. Áp dụng cho mọi trường hợp bị ngộ độc độc dược, chất khoáng, kim loại arsenic, rượu, thuốc...
Cháo đậu xanh giải độc: đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g. Nấu cháo, để nguội, cho ăn ngày 2-3 lần. Dùng cho các bệnh nhân ngộ độc thức ăn, phụ tử, ba đậu, các thuốc nông nghiệp, các thảo dược.
Cháo đậu xanh hải đái (rong biển): đậu xanh xay 30g, rong biển 50g, gạo nếp 50g, đường liều lượng tùy ý. Rong biển ngâm mềm; gạo, đậu xanh nấu cháo, cháo được cho rong biển nấu tiếp khoảng 5 phút, sau cho thêm đường khuấy đều. Dùng cho các bệnh nhân viêm da cấp tính, sẩn ngứa, mề đay.
Đậu xanh nấu lõi cải bắp: đậu xanh xay vỡ 60g, lõi bắp cải 2-3 cái. Đậu xanh nấu chín; cuống bắp cải gọt bỏ phần xơ cứng ngoài, thái lát cho tiếp vào và nấu chín nhừ. Ngày cho ăn 1-2 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm tuyến nước bọt (quai bị).
Giá đỗ xào: giá đỗ xanh 500g đem xào với dầu thực vật, chút muối và gia vị, cho ăn vào các bữa ăn. Dùng cho bệnh nhân đái tháo đường, khát nước uống nhiều, gầy yếu suy kiệt.
Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả không dùng.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...