Món ăn cho người đau dạ dày nên sử dụng hàng ngày
Nội dung bài viết
Các món ăn cho người bệnh viêm loét dạ dày
Các loại cháo
Nhắc đến món ăn cho người đau dạ dày không thể bỏ qua cháo loáng hay soup. Đây là những món ăn giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Khi dạ dày bị viêm loét và tổn thương người bệnh không nên ăn nhiều thực phẩm thô, cứng và khó tiêu hóa.
Thay vào đó là ăn cháo loãng và soup sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ vết loét mau chóng phục hồi. Các món cháo người bệnh nên sử dụng thường xuyên bao gồm cháo hạt sen, cháo kê, cháo đậu đỏ,…
Đặc biệt để tăng thêm hàm lượng dinh dưỡng cho các món cháo người bệnh có thể bổ sung một số thực phẩm khác như thịt heo, thịt bò, rau củ,… Tuy nhiên lưu ý cần thái nhỏ và hầm thật nhuyễn để dạ dày không phải co bóp nhiều.
Sữa tươi
Thêm một thực phẩm nữa dành cho người bị viêm loét dạ dày đó là sữa tươi. Nó cung cấp cho người bệnh một hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng lành mạnh. Đặc biệt là tạo nên lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt. Do đó, người bệnh nên uống một ly sữa tươi vào mỗi buổi sáng để hỗ trợ dạ dày hoạt động tích cực hơn.
Thủy hải sản
Các loại thủy hải sản bất kể sống ở môi trường nước mặn hay nước ngọt đều hỗ trợ rất tốt cho người bệnh viêm loét dạ dày. Bởi tất cả đều chứa nhiều canxi, chất đạm, protein và kẽm giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả.
Món ăn dễ tiêu cho người đau dạ dày
Món ăn cho người đau dạ dày giúp dễ tiêu hóa bao gồm khoai lang, khoai tây, đậu nành, đậu xanh,… Những thực phẩm này chứa hàm lượng lớn chất xơ và protein giúp nhuận tràng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Dù vậy, khi ăn người bệnh vẫn không nên ăn quá nhiều và phải nhai thật chậm để giảm áp lực cho dạ dày.
Rau xanh
Một số loại rau xanh như bắp cải, súp lơ, cải xoăn, cải chíp, cải bó xôi,… có thể làm nên nhiều món ăn cho người đau dạ dày. Chúng đều chứa hàm lượng chất xơ cao nên dễ tiêu hóa và hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày tốt hơn.
Khi chế biến những món ăn từ các loại rau này người bệnh nên áp dụng cách chế biến như luộc hay hấp để vitamin không bị mất đi.
Táo
Táo có công dụng bôi trơn hệ tiêu hóa làm giảm nhanh các triệu chứng tiêu chảy. Đồng thời cung cấp cho cơ thể người bệnh hàm lượng calo cao. Đặc biệt là lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan hay giãn nở khi gặp nước. Từ đó thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột giúp cho quá trình bài tiết diễn ra tốt hơn.
Bánh mì nướng
Bánh mì nướng nằm trong danh sách những món ăn cho người đau dạ dày. Bởi nó tạo thêm các axit trong dạ dày giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Đặc biệt bánh mì nướng không chứa nhiều chất béo gây hại đến sức khỏe.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý hạn chế sử dụng bơ và mứt kèm với bánh mì cho đến khi dạ dày hồi phục hoàn toàn.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất kích thích tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa quá trình tiêu hóa. Đồng thời hạn chế xảy ra các triệu chứng khó chịu và đầy bụng. Đặc biệt trà thảo dược có chiết xuất từ hoa cúc được các chuyên gia khuyên dùng. Bởi nó có khả năng làm giảm tình trạng viêm nhiễm trong dạ dày hiệu quả.
- Lưu ý: Không nên uống trà thảo dược có chiết xuất từ bạc hà vì chúng có thể gây ra hiện tượng cơ vòng thực quản dưới co giãn và cho phép các acid vào dạ dày dẫn đến chứng ợ hơi.
Thực đơn cho người đau dạ dày
Thứ 2 + thứ 5
- Buổi sáng: cháo thịt băm (30g gạo + 20g thịt băm) + sữa tươi có đường (200ml)
- Buổi trưa: cơm nát (150g) + thịt băm sốt cà chua (40g) + trứng rán (10g) + bí xanh luộc (200g) + nước luộc bí
- Buổi chiều: thanh long (200g)
- Buổi tối: cơm nát (150g) + thịt nạc vai băm viên hấp (40g) + cá trôi kho nhừ (50g) + rau cải xào thái nhỏ (200g) + canh rau
- Giá trị dinh dưỡng bao gồm 1.669 kcal năng lượng, 68g P, 30g L, 283g G và 11g chất xơ
Thứ 3 + thứ 6 + chủ nhật
- Buổi sáng: phở thịt băm (150g bánh phở + 20g thịt nạc băm)
- Buổi trưa: cơm nát (150g) + cá quả hấp gừng hành (70g) + đậu phụ om cà chua (50g đậu phụ + 50g cà chua) + su su luộc
- Buổi chiều: dưa hấu 200g
- Buổi tối: cơm nát (150g) + thịt gà rang băm nhỏ (100g) + bí đỏ xào (200g) + bánh phở (150g)
- Giá trị dinh dưỡng bao gồm 1.776 kcal năng lượng, 71g K, 30g L và 6g chất xơ
Thứ 4 + thứ 7
- Buổi sáng: bánh mì (1 ổ) + sữa tươi có đường (100ml) + cơm nát (150g)
- Buổi trưa: thịt nạc vai (40g) + trứng gà kho thịt (40g) + rau cải trắng thái nhỏ xào (200g)
- Buổi chiều: hồng xiêm 200g
- Buổi tối: cơm nát (150g) + thịt bò thái nhỏ kho nhừ (40g) + tôm biển rang bóc vỏ (40g) + canh khoai tây và cà rốt hầm nhừ (180g khoai tây + 50g cà rốt)
- Giá trị dinh dưỡng bao gồm 1.911 kcal năng lượng, 67g P, 33g L, 338g G và 12g chất xơ.
Quy tắc ăn uống cho người đau dạ dày
- Người bệnh đau dạ dày nên ăn uống đúng giờ là quy tắc quan trọng hàng đầu. Bởi điều này giúp dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Từ đó hình thành nên một phản xạ có điều kiện làm rút ngắn thời gian để dạ dày phục hồi hoàn toàn.
- Dạ dày bị viêm loét nên cách tốt nhất là người bệnh nên ăn một lượng thức ăn vừa đủ. Không ăn quá no vì dễ khiến cho dạ dày hoạt động nhiều dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Đặc biệt khi ăn phải nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và bảo vệ niêm mạc. Việc ăn chậm nhai kỹ còn giúp người bệnh cảm nhận được vị ngon của món ăn và tiết ra nhiều enzyme tiêu hóa hơn.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm chiên rán, món ăn sống hoặc tái,… Những loại thức ăn này làm cho vết loét trong dạ dày ngày càng bị bào mòn và nghiêm trọng hơn.
- Không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… và những loại đồ uống chứa cồn. Tất cả đều ảnh hưởng xấu tới niêm mạc dạ dày làm cho quá trình cung cấp máu đến dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa bị đình trệ, hoạt động kém hiệu quả.
- Chia bữa ăn ra thành nhiều bữa phụ vào lúc 10 giờ sáng, 15 giờ và 22 giờ. Sau mỗi bữa ăn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Không ăn những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên bổ sung những món ăn cho người đau dạ dày ở trên để nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt hơn.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
Điều gì sẽ xảy ra đối với sức khỏe nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi ngày ăn một quả ổi?
Bánh mì: Món ăn ngon của mọi người nhưng có tác hại khó lường nếu ăn sai cách
Bánh mì ngon, bổ, rẻ là sự lựa chọn tuyệt vời của nhiều người cho bữa sáng bận rộn. Thế bạn đã biết ăn bánh mì thường xuyên có những lợi ích và tác hại gì?