Món ăn - bài thuốc từ lạc
Lạc là món ăn có ở mọi nơi, có thể ăn ở mọi lúc, trong ngày thường hay trên bàn tiệc và có nhiều cách chế biến. Lạc cho ta cảm giác thơm, bùi, ngậy rất hấp dẫn. Nhưng ăn thế nào để tận dụng hết tiềm năng của nó, đặc biệt trong phòng chữa bệnh thì ít ai quan tâm.
Trong hạt lạc chứa nhiều dầu béo, ngoài ra còn có nitơ, tinh bột, cellulose, tro và các vitamin, chất vô cơ... Vỏ hạt lạc có sterol, tanin, flavonoid... Dầu lạc có nhiều acid béo chưa no làm giảm sự lắng đọng cholesterol trong cơ thể. Dùng dầu lạc trong nấu ăn rất thuận lợi cho việc phòng ngừa các bệnh mạch vành, chống lão hóa, làm trơn mịn da. Vỏ hạt lạc xúc tác tạo tiểu cầu, tăng tính đàn hồi vi mạch, có tác dụng cầm máu trong các trường hợp xuất huyết vi thể. Theo Đông y, lạc vị ngọt, tính bình; vào tỳ và phế. Có tác dụng nhuận phế chỉ khái hóa đàm, dưỡng huyết chỉ huyết, kiện tỳ hòa vị nhuận táo, thôi nhũ, lợi niệu, giáng áp thông tiện. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản ho khan ít đàm, thiếu máu, xuất huyết, trào ngược dịch vị, huyết trắng, phù nề, sản phụ sau sinh ít sữa, táo bón, tăng huyết áp, tăng cholesterol. Hằng ngày có thể dùng 50 - 200g.
Một số món ăn thuốc từ hạt lạc
Canh đậu lạc hồng táo: lạc tươi để nguyên vỏ hạt 90g, đậu đỏ 90g, đại táo 90g. Tất cả cho hầm nhừ, thêm gia vị, chia ăn 1 - 3 lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp tê phù, phù chân do thiểu dưỡng.
Canh đậu phộng: lạc hạt (bỏ mầm) 100g, nghiền vụn, thêm chút muối, nước liều lượng thích hợp, đun nhỏ lửa thành dạng canh đặc. Dùng cho các trường hợp ho khan dài ngày, lao phổi.
Canh cá diếc đậu lạc: lạc nhân 150g, xích tiểu đậu 120g, cá diếc hoặc cá chép 1 con. Tất cả làm sạch, thêm nước, nấu nhừ, thêm chút rượu gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho các trường hợp thiểu dưỡng, cổ trướng phù nề, xuất huyết dưới da và nội tạng.
Lạc nhân ướp lá dâu đường phèn: lạc hạt 15g, lá dâu 15g, đường phèn 15g. Cho nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi đậu phộng chín nhừ, vớt bỏ bã lá dâu. Dùng cho các bệnh nhân ho suyễn lâu ngày.
Chè đậu lạc nhân: lạc nhân 100g, đậu tương 250g. Các vị cho vào nồi đất (không dùng nồi kim loại), thêm đường cát hoặc đường trắng, nước sôi vừa đủ, đun nhỏ lửa cho đến khi đậu tương vỡ nát, nước nấu cô lại thành dịch đặc màu nâu tro là được, chia ăn nhiều lần trong ngày. Thích hợp cho người viêm thận mạn phù nề, sản phụ ít sữa tắc sữa, tăng huyết áp, táo bón, đái tháo đường, ho khan.
Chân giò hầm đậu phộng: lạc hạt 90 - 100g, chân giò 1 cái. Chân giò làm sạch, chặt khúc; lạc nghiền vụn; thêm gia vị, hầm nhừ. Dùng cho sản phụ tắc sữa ít sữa.
Kiêng kỵ: Người có hàn thấp hoặc tiêu chảy lỏng, lỵ không dùng. Không dùng lạc mốc, có mầm.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn...
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn...
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ...
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích...