Mối nguy hại của khoai mì đối với bà bầu, muốn bảo vệ con mẹ nên bỏ thực phẩm này ra khỏi thực đơn
Việc nhận biết thực phẩm nên và không nên ăn trong thời gian mang thai vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần lưu tâm để bảo vệ bé yêu phát triển toàn diện nhất.
Nguy hiểm khi bà bầu ăn khoai mì
Trong thành phần của khoai mì có chứa lượng axit cyanhydric, là thành phần dễ gây ngộ độc, mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc vào lượng axit cyanhydric trong khoai nhiều hay ít. Bà bầu ăn khoai mì có dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng đến thai nhi.
Lượng axit cyanhydric nhiều hay ít còn tùy thuộc vào giống khoai. Giống khoai mì cao sản thì có hàm lượng axit cyanhydric cao hơn khoai mì ngọt. Lượng axit cyanhydric dưới 20mg có thể gây ngộ độc, nhưng từ 50mg trở lên có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy bà bầu không nên ăn khoai mì trong thời gian mang thai để tránh ảnh hưởng đến con.
Các triệu chứng ngộ độc khoai mì thường gặp, bà bầu nên chú ý:
Nếu ngộ độc axit cyanhydric ở mức độ nhẹ sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ói mửa, xanh tím mặt.
Đi ngoài nhiều, khiến tay chân rũ rượi, mệt mỏi.
Chóng mặt, ù tai, đau đầu, huyết áp tăng cao, tim đập mạnh.
Nguy hiểm nhất có thể dẫn tới rối loạn ý thức, hôn mê, ngừng thở, tụt huyết áp, co giật.
Bà bầu có nên ăn khoai mì? Cách xử lý ngộ độc khoai mì khi ăn
Bà bầu ăn khoai mì không may gặp phải những triệu chứng trên thì cần xử lý ngay bằng các biện pháp sau:
Khi biết khoai mì chính là thủ phạm gây ngộ độc, nên tìm cách giúp mẹ bầu nôn hết ra bên ngoài càng sớm càng tốt.
Sau khi nôn khoảng 2-3 lần, hãy cho mẹ bầu uống một ly nước đường pha loãng. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Khi thấy mẹ bầu có biểu hiện đi ngoài khoảng 2-3 lần bạn cũng nên cho mẹ bầu uống một ly nước đường pha loãng, đồng thời đưa đến bệnh viện để kiểm tra.
Trong trường hợp nguy hiểm nhất, cơ thể mẹ bầu xuất hiện triệu chứng ngộ độc nặng nên đưa đi bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...