Mối liên hệ giữa đậu mùa khỉ và HIV
Trong đó, 70% có quan hệ tình dục đồng giới và 60% nhiễm HIV.
Tăng cường giám sát bệnh
Hiện, đã có 35 bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh và hết thời gian cách ly điều trị, 2 trường hợp nặng tử vong trong bệnh cảnh suy giảm miễn dịch. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, khu vực phía Nam đã phát hiện 74 ca mắc đậu mùa khỉ.
Để tăng cường giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trong các nhóm nguy cơ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) triển khai thêm các hoạt động nhằm tăng cường giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại thành phố trong 2 tháng cuối năm với sự hỗ trợ của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam (US CDC Việt Nam).
Theo đó, tất cả các trường hợp đang sử dụng dịch vụ phòng chống HIV (bao gồm cả tư vấn xét nghiệm, điều trị methadon, điều trị ARV, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, điều trị dự phòng sau phơi nhiễm) đều được sàng lọc các triệu chứng nghi ngờ đậu mùa khỉ.
Những trường hợp nghi ngờ sẽ được chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán. Những trường hợp đã có xét nghiệm xác định sẽ được đánh giá tình trạng lâm sàng và phân tuyến điều trị phù hợp.
Kể từ tháng 9, khi ca đậu mùa khỉ nội địa đầu tiên được phát hiện, ngành Y tế TPHCM đã đẩy mạnh hàng loạt hoạt động phòng chống bệnh như truyền thông đại chúng.
Đồng thời, truyền thông trong các nhóm cộng đồng nguy cơ, tập huấn kỹ năng chẩn đoán và điều trị cho các phòng khám da liễu, phụ khoa công lập và ngoài công lập. Tập huấn kỹ năng kiểm soát dịch bệnh tại cộng đồng cho các trung tâm y tế, trạm y tế.
Nguy cơ với tất cả mọi người
Sau 2 tháng triển khai kế hoạch tăng cường giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) tại TPHCM, ngành Y tế TPHCM sẽ đánh giá kết quả và kỳ vọng sẽ chủ động kiểm soát sự lây lan bệnh Mpox trên địa bàn thành phố. Với việc tăng cường chủ động sàng lọc, số ca bệnh Mpox được phát hiện báo cáo có thể tăng cao trong khoảng thời gian tới. Tuy nhiên, việc người bệnh được phát hiện sớm và được tư vấn kịp thời để không lây cho người khác sẽ góp phần cắt đứt chuỗi lây nhiễm. Qua đó, kiểm soát được dịch bệnh.
Chia sẻ về sự liên quan giữa bệnh đậu mùa khỉ và HIV, đại diện của CDC Mỹ tại Việt Nam - bác sĩ Nguyễn Kim Bình, bác sĩ Minesh Shah và bà Asia Nguyễn cho biết, số ca mắc đậu mùa khỉ đang gia tăng ở Việt Nam. Đáng chú ý là mọi người đều có thể mắc đậu mùa khỉ, bất kể chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục.
Bệnh đậu mùa khỉ có thể rất nặng với một vài người, như người có HIV chưa kiểm soát được tình trạng bệnh, hoặc người mắc một số bệnh ngoài da. Vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, những người mắc HIV cần bảo vệ bản thân bằng việc uống thuốc điều trị HIV theo chỉ định; tiêm hai liều vắc-xin đậu mùa khỉ. Nếu bị mắc đậu mùa khỉ, bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ về các phương án điều trị.
Các chuyên gia này cho biết, Bộ Y tế có công văn đề nghị các đơn vị y tế trong cả nước tiếp tục giám sát và phát hiện sớm ca bệnh đậu mùa khỉ. TS Minesh Shah - cố vấn y tế của CDC Mỹ nhấn mạnh, đây là thời điểm tốt để nói về đậu mùa khỉ - căn bệnh đã xuất hiện từ 2022.
Thế giới hiện đã ghi nhận hơn 90 nghìn ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Phần lớn ca mắc xuất hiện ở châu Âu và châu Mỹ. Trong đó, đa số ca mắc là nam quan hệ đồng giới và người nhiễm HIV.
TS Minesh Shah cho biết, nguy cơ lây truyền đậu mùa khỉ là qua tiếp xúc gần, da kề da. Tuy nhiên, khác với giang mai, lậu chỉ lây truyền qua đường tình dục, thì đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua việc đụng chạm, có thể chỉ là một nốt phát ban. Do đó, bệnh có thể là nguy cơ với tất cả mọi người.
Trong khi đó, bác sĩ Eric Dziuban - Giám đốc CDC Mỹ tại Việt Nam cho biết, trước tình hình Việt Nam ghi nhận những ca bệnh đậu mùa khỉ trong thời gian gần đây, chúng ta cần nhớ lại những bài học đau lòng trong ứng phó với HIV. Từ đó, để đảm bảo rằng, chúng ta ứng phó với đậu mùa khỉ dựa trên thực tế và khoa học.
Chuyên gia nhấn mạnh, cần thận trọng trong cách đưa tin về căn bệnh này. Bởi, điều đó cũng ảnh hưởng đến những người sống chung với HIV và nam thanh niên quan hệ tình dục đồng giới. Qua đó, tránh tạo ra kỳ thị hơn nữa đối với những người đã hoặc có thể dễ bị tổn thương, thiệt thòi do đậu mùa khỉ.
Ngày 11/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây lo ngại trên toàn cầu, dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất. Trước đó, ngày 23/7/2022, WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế, xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dân cảnh giác chủ động phòng ngừa tích cực nếu thuộc nhóm nguy cơ cao và tránh tiếp xúc gần với người có triệu chứng nghi ngờ.
Các triệu chứng nghi ngờ bao gồm: Phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu khác như sốt trên 38 độ C, nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược... Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, người dân cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục. Đồng thời, liên hệ cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....