Miền Bắc rét đậm, rét hại diện rộng, 2 việc không nên làm sau 21h để phòng đột quỵ
Những ngày qua, trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, hiện nay, Đông Bắc Bộ đã xảy ra rét hại, Thanh Hóa rét đậm.
Đêm nay 22/1, không khí lạnh tăng cường mạnh sẽ bao trùm Tây Bắc Bộ, Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5, giật cấp 6-7. Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An rét hại, Hà Tĩnh rét đậm, rét hại. Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế trời rét, có nơi rét đậm.
Nhiệt độ thấp nhất trong đêm 22 ngày 23/1, vùng núi Bắc Bộ phổ biến 2-5 độ C, có nơi dưới 0 độ C, các nơi khác ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An 7-10 độ C, Hà Tĩnh 10-12 độ C, Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế 14-17 độ C.
Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới, vùng núi cao có thể xảy ra mưa tuyết và băng giá. Cơ quan khí tượng cảnh báo đợt rét hại diện rộng ở miền Bắc khả năng kéo dài đến khoảng ngày 25/1. Rét hại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân và được đánh giá là thời điểm dễ gây chấn thương, đột quỵ…
Nguyên nhân chính xảy ra đột quỵ mùa lạnh
Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Y tế, sức khỏe cho biết số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ mùa lạnh tăng mỗi năm từ 15 đến 30%. Trong đó, nhiệt độ thay đổi bất chợt, đột ngột khiến máu đông và động mạch chủ tắc nghẽn tăng cao.
Nhiệt độ cứ giảm từ 2,9 độ C ở ngoài trời trong vòng 24 giờ rất dễ tăng nguy cơ đột quỵ. Sau đây là nguyên nhân chính khiến cho đột quỵ thường thấy nhiều trong mùa lạnh:
- Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột (chẳng hạn như từ trong nhà hay chăn ấm bước ra ngoài trời lạnh) dẫn tới cơ thể không kịp thích nghi.
- Nhiệt độ giảm sâu vào mùa đông làm cho độ nhớt máu tăng, máu dễ bị đông đặc tạo ra huyết khối, mạch tắc cứng.
- Người cao tuổi (từ 50 tuổi trở lên), người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì là đối tượng có nguy cơ cao dễ bị đột quỵ.
Ban đêm là khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, do đó để đảm bảo sức khỏe, mỗi người nên lưu ý những việc sau đây không nên làm sau 21h.
2 việc không nên làm sau 21h vì rất dễ xảy ra đột quỵ
Tắm hoặc gội đầu sau 21h
Sau 21h tối là lúc nhiệt độ thường hạ thấp nhất trong ngày. Bạn tốt nhất không nên gội đầu hay tắm rửa sau khoảng thời gian này... bởi đã có nhiều trường hợp bị liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ vì tắm gội quá khuya.
Thời tiết lạnh khiến cơ thể phải tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch, mạch máu bị co lại đột ngột sẽ dễ dẫn đến đột quỵ do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt, nhóm người có tiền sử bệnh xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu... rất nên thận trọng. Ngoài ra, gội đầu vào ban đêm cũng dễ khiến chúng ta gặp phải gió độc, dễ dẫn đến liệt mặt, méo miệng, đột quỵ hơn...
Vào những ngày trời lạnh, bạn không nhất thiết phải tắm gội đều đặn mỗi ngày mà có thể thay bằng phương pháp lau người. Luân phiên đi tắm, gội đầu 2-3 ngày/lần. Buổi chiều là thời điểm thích hợp nhất cho việc tắm gội.
Ra ngoài trời tập thể dục sau 21h
Những ngày trời rét đậm, rét hại việc ra ngoài khi không cần thiết sau 21h là điều không được khuyến khích. Nhất là khi bạn ra ngoài để đi bộ, tập aerobic hay chạy bộ... Tập thể dục vào lúc này sẽ khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, những ai có sẵn yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường…) dễ bị huyết áp tăng vọt, dẫn đến đột quỵ.
Hơn nữa, vận động sau 21h cũng sẽ khiến cho não bộ sẽ ở trạng thái hưng phấn, khó đi vào giấc ngủ hơn.
Biểu hiện chung của tình trạng đột quỵ chúng ta cần biết
Biểu hiện đột quỵ mùa lạnh có thể đến và biến mất trong chốc lát, rất nhanh và khả năng cao lặp đi lặp lại trong nhiều lần, gồm có:
- Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, có cảm giác không còn chút sức lực, mặt hoặc một nửa mặt bị tê cứng khó cử động bình thường, cười méo mó.
- Chân tay không thể vận động hoặc vận động khó khăn, một bên của cơ thể bị tê liệt hoàn toàn. Biểu hiện chính xác của đột quỵ đó là hai cánh tay không thể nâng được qua đầu trong cùng một lúc.
- Phát âm khó, nói không rõ, bị dính chữ, nói ngọng ngắc ngứ bất thường. Bạn cũng có thể thử bằng cách nói các câu đơn giản và yêu cầu họ nhắc lại. Trường hợp họ không thể nhắc lại thì khả năng cao là dấu hiệu của đột quỵ mùa lạnh.
- Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, mất cân bằng đột ngột, không thể kết hợp các hành động cùng lúc.
- Thị lực giảm bất chợt, mắt mờ nhòe, không nhìn rõ xung quanh.
Ngâm chân nước ấm sau 21h để giữ ấm cơ thể
Ngâm chân với nước ấm có lẽ là thói quen lành mạnh nhất mà bạn nên thực hiện trước khi chìm vào giấc ngủ. Ngâm chân trong nước ấm 15 phút trước khi đi ngủ sẽ làm giãn nở các mạch máu ở bàn chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn toàn bộ cơ thể.
Sau khi ngâm chân, tốt nhất nên massage toàn bộ lòng bàn chân mỗi bên 50 cái có tác dụng điều hòa kinh mạch thận, dưỡng can thận khí, đỡ mỏi chân tay, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Sau đó, tốt nhất bạn nên đi ngủ vào khoảng 22h30.
Nam giới bụng to, nhìn cho sang hay chỉ toàn tác hại?
Nam giới bụng to không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của phái mạnh mà còn là “thủ phạm” của...
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.