Mẹo làm dịu cơn đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối đơn giản mà hiệu quả
Đau đầu khi mang thai cũng giống như một số chứng bệnh khác như phù chân, táo bón,..., đều có xu hướng giảm hoặc khỏi hẳn khi bà bầu qua giai đoạn sinh nở. Tuy nhiên, đau đầu lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và mệt mỏi hơn. Thậm chí, đau đầu khi mang thai còn có nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tiền sản giật là rất cao. Điều này khiến không ít mẹ bầu rất lo lắng và hoang mang.
Đặc biệt vào giai đoạn mang thai 3 tháng cuối, khi thấy xuất hiện các triệu chứng đau đầu, các mẹ có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây nhằm cải thiện sức khỏe và mang lại tâm lý thoải mái mà không cần sử dụng đến thuốc.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Đầu tiên, các bà bầu nên lưu ý, không được để cơ thể rơi vào tình trạng đói, bởi chúng có thể là giảm đường huyết trong máu dẫn đến cơn đau đầu. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn và thời gian gần nhau để không bị đói. Đồng thời, bổ sung thêm những thực phẩm giàu sắt như bông cải xanh, rau chân vịt, mía... sẽ rất tốt cho máu, hỗ trợ lưu thông máu lên não dễ dàng hơn.
Ngoài ra, cũng nên ăn thêm một số thực phẩm giúp giảm cơn đau đầu rất hiệu quả như: Sữa tươi, anh đào, đậu trắng, khoai tây,... Bên cạnh đó, mẹ bầu nên uống 2 lít nước mỗi ngày để tránh sự thiếu hụt nước trong cơ thể nhằm hạn chế nguy cơ đau đầu khi mang thai. Đặc biệt, phải tuyệt đối tránh xa những đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài
Mẹ bầu nên tìm các giải pháp lành mạnh để kiểm soát cuộc sống, đặc biệt nên tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt. Thực hiện vài động tác hể dục để thư giãn, thở sâu, nhắm mắt lại và tưởng tượng mình đang ở một khung cảnh thiên nhiên thanh bình.
Cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn
Hãy cố gắng sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn vì điều này sẽ khiến các mẹ trở nên thoải mái, đồng thời giúp làm giảm tần suất những cơn đau đầu thường xuyên gặp phải trong suốt thai kỳ. Ngoài ra, không nên thức khuya quá nhiều, cũng không nên dậy quá muộn, tốt nhất là duy trì nhịp sinh học không có sự thay đổi quá đột ngột.
Thường xuyên tập thể dục
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục thường xuyên có thể giúp bà bầu hạn chế được chứng đau đầu khi mang thai. Theo đó, các bài tập đơn giản như thiền, yoga, bơi lội, đi bộ… là những môn thể dục rất tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn giữa thai kỳ. Các bài tập này không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn mà còn khiến tinh thần các mẹ trở lên lạc quan và vui vẻ hơn nữa.
Uống nhiều nước
Cung cấp đủ nước có thể giúp thể trạng được tăng cường, hơn cả tác dụng điều trị bệnh đau đầu, thói quen uống nhiều nước giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Massage trị đau đầu
Trường hợp tình trạng đau đầu diễn ra thường xuyên và mức độ ngày một nghiêm trọng, các mẹ bầu nên thử dùng phương pháp massage đầu. Theo đó, chúng sẽ giúp thư giãn các cơ, giảm mệt mỏi và hỗ trợ điều trị bệnh đau đầu rất tốt.
Chườm nóng hoặc lạnh
Khi bị đau đầu do viên xoang, chị em nên đặt túi chườm ấm quanh mắt và mũi. Ngoài ra, chườm lạnh ở cổ sẽ rất hiệu quả đối với những trường hợp đau đầu do căng thẳng, stress…
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.