Mẹo dân gian trị cảm lạnh ở trẻ đơn giản mà hiệu quả
Cảm lạnh là một bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do một loại virus gây ra, có ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Trẻ là đối tượng dễ bị cảm lạnh hơn so với người lớn vì hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện.
Theo đó, hệ miễn dịch yếu sẽ khiến cơ thể không thể chống lại virus gây bệnh, làm chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra các triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp. Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó ngủ, biếng ăn, mắt đỏ, viêm họng,...
Bên cạnh đó, virus cảm lạnh không chỉ xâm nhập cơ thể qua đường miệng, mũi mà còn có thể xâm nhập cơ thể từ: Không khí, tiếp xúc với người bệnh, không khí bị ô nhiễm,... Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh cảm lạnh sẽ trở nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quan, viêm thanh quản, viêm họng liên cầu khuẩn, viêm họng,...
Chính vì vậy, bài viết sẽ chia sẻ một số mẹo dân gian để chữa cảm lạnh cho trẻ khi bệnh chưa quá quá nặng, tránh các biến chứng không đáng có.
Cháo hành
Khi trẻ bị cảm lạnh, bạn có thể nấu một bát cháo hành thêm một ít lá tía tô cho bé ăn giúp giải cảm. Đây cũng là món ăn trị bệnh cảm rất hiệu quả được nhiều người tin dùng từ lâu.
Tinh dầu tỏi
Tỏi là loại thực phẩm chứa nhiều kháng sinh có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có cảm lạnh. Theo đó, bố mẹ có thể hấp cách thủy hoặc nướng tỏi cho bớt mùi hăng, sau đó giã nhuyễn rồi thêm nước cho trẻ uống rất có tác dụng giải cảm.
Gừng
Là loại thực phẩm giúp làm ấm cơ thể, gừng cũng có tác dụng rất tốt trong quá trình điều trị cảm lạnh ở trẻ. Theo đó, bạn thái vài lát gừng cho vào nước, đun sôi lên, có thể thêm đường hoặc mật ong và cho bé uống khi nóng. Cứ thế một ngày uống khoảng từ 1 - 3 lần sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh ở trẻ giảm đi đáng kể.
Kinh giới
Bên cạnh tía tô thì rau kinh giới cũng là một vị thuốc trong Đông y trị cảm mạo, phong hàn, ho dai dẳng rất hiệu quả. Vì thế, bạn có thể giã lá kinh giới, thêm một chút đường phèn hoặc mật ong, sau đó hấp cách thủy rồi cho con ăn khi nóng. Tinh dầu kinh giới sẽ giúp bé thông mũi và dịu họng nhanh chóng, từ đó bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.
Nước muối sinh lý
Khi trẻ bị cảm lạnh thường kèm với các triệu chứng là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Lúc này, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối sinh ký vào hai bên mũi của trẻ để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút ra. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha nước muối sinh lý tại nhà theo tỷ lệ 1 thìa muối với 800ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...