Hãy đi khám phụ khoa! Khuynh hướng gần đây là "tránh siêu âm đầu dò không cần thiết"

Đau bụng kinh là bệnh gồm "những triệu chứng khi có kinh nguyệt như đau bụng, đau đầu,..." và có khả năng tiềm ẩn các bệnh như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung. Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng kinh thì nên đi khám phụ khoa một lần. Hơn nữa, nếu không đi khám phụ khoa thì không thể kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Do vậy, việc đi khám rất cần thiết.

Tuy nhiên, dù những người đã khám phụ khoa nghĩ rằng nên đi khám là tốt nhất nhưng vẫn còn hiện trạng nhiều người "cảm thấy bất an nên mãi vẫn không thể đi khám được".

Các bác sĩ phụ khoa cũng nhận thức được rằng nữ giới ở tuổi vị thành niên có cảm giác chống đối và cảm giác sợ hãi khi khám bệnh. Do đó, gần đây các bác sĩ đã thúc đẩy nâng cao hiểu biết về việc "tránh siêu âm đầu dò không cần thiết đối với nữ giới ở tuổi vị thành niên". Bởi vì có thể chẩn đoán chỉ bằng cách "phỏng vấn bệnh", "kiểm tra siêu âm" từ phần bụng hoặc "kiểm tra MRI" kiểm tra bên trong cơ thể bằng từ tính khi cần thiết nên hãy đi khám sức khỏe và đừng lo lắng gì cả.

Có thể kiểm tra tình tra đau bụng kinh bằng "kiểm tra MRI". Ảnh minh họa: Internet

Không uống "thuốc giảm đau" là một tổn thất

Vẫn có một số người không uống thuốc giảm đau ngay cả khi bị đau bụng kinh. Tuy nhiên, khi bị đau bụng kinh, bạn nên uống thuốc giảm đau vì nó không những giúp giảm cơn đau mà bạn còn có thể học tập và vận động, nhờ vậy mà có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Cũng có nhiều người lo lắng về tác dụng phụ của thuốc nhưng đừng lo lắng quá nếu chỉ sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

Thuốc giảm đau có thể giúp làm dịu cơn đau khó chịu và không cần lo lắng về tác dụng phụ nếu chỉ sử dụng trong kỳ kinh nguyệt. Ảnh minh họa: Internet 

Những người nói rằng "dù đã uống mà vẫn không có tác dụng" thì có thể là do thuốc không phù hợp hoặc có vấn đề vào thời điểm sử dụng. Nếu chịu đựng quá nhiều và cơn đau trở nên dữ dội thì thuốc giảm đau có thể không có tác dụng, vì vậy khi bạn cảm thấy "hơi đau" thì việc nhanh chóng uống thuốc giảm đau "loại có tác dụng kéo dài" rất quan trọng.

Một số người nghĩ rằng "uống quá nhiều sẽ mất tác dụng" nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã quen với thuốc và thuốc sẽ mất tác dụng. Nếu "trước đây thuốc có hiệu quả nhưng gần đây lại mất tác dụng" thì cũng có khả năng những bệnh như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung đang tiến triển.

Giảm đau bụng kinh bằng cách tự chăm sóc bản thân

Đau bụng kinh có thể giảm nhẹ bằng cách tự chăm sóc bản thân. Nếu làm ấm bụng và thắt lưng bằng miếng giữ ấm cơ thể dùng một lần sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau nhờ tác dụng nhiệt. Cải thiện lưu thông máu nửa thân dưới bằng cách "tắm nửa thân dưới" hạn chế phần bụng và "ngâm chân trong nước ấm" cũng có hiệu quả giảm đau bụng kinh. Ngoài ra, "vận động" cũng được khuyến khích vì nó có hiệu quả cải thiện tình trạng ứ đọng máu trong xương chậu.