Trái cây là thực phẩm không thể thiếu hằng ngày. Chúng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp tăng cường sức khoẻ, đẹp da, giảm cân, tốt cho hệ tiêu hoá, tim mạch... Vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo quản trái cây cho đúng cách để giữ nguyên vẹn hương vị và lượng chất dinh dưỡng của chúng.

Bạn đã biết cách bảo quản trái cây đúng cách, giữ được độ tươi ngon lâu dài ? - Ảnh minh họa: Internet

Cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh mà vẫn tươi ngon

Những loại trái cây không nên để tủ lạnh gồm chuối, cà chua, nho, bơ… Hãy “nằm lòng” các bước bảo quản trái cây không lo hỏng sau đây:

Chọn trái cây tươi

Để bảo quản trái cây tươi trong thời gian dài thì bạn cần chọn những quả còn tươi ngon, không bị dập nát, khô héo. Muốn chọn được trái chất lượng, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

  • Quả tươi, có hương thơm đặc trưng và không có các vết dập hay xây xát bên ngoài
  • Quả chín có cảm giác chắc tay, không bị nẫu, không bị mềm quá.
  • Kiểm tra độ tươi bằng cách cấu nhẹ vào cuống trái cây. Nếu có mùi thơm bay ra thì đó chính là tinh dầu và bạn nên chọn quả này.

Rửa sạch các loại trái cây

Các loại trái cây được mua về nên rửa lại bằng nước sạch. Cầm thật nhẹ nhàng, rửa đều hết quả.

Dùng một ít nước muối pha loãng, ngâm trái cây trong dung dịch nước muối khoảng 5 phút (không nên ngâm lâu hơn sẽ khiến trái cây bị biến chất).

Dùng vải mềm rửa kỹ phần cuống của trái cây, vì đây là nơi bụi bẩn bám nhiều nhất.

Rửa sạch và để trái cây ráo hẳn nước là cách bảo quản trái cây không cần tủ lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Để trái cây ở nơi thoáng mát

Dùng khăn hoặc phơi trái cây trước gió cho vỏ trái cây ráo hẳn nước. Sau đó lấy rổ sắp trái cây ra để nơi thoáng mát, tránh ánh mặt trời hoặc nhiệt độ cao.

Không nên chất chồng các loại trái cây lên với nhau vì sẽ khiến chúng bị dập. Chúng ta cũng nên phân loại trái chín để riêng, các trái chưa chín để riêng vì nếu để gần nhau các trái chưa chín sẽ chín nhanh hơn bình thường.

Cách bảo quản trái cây trong tủ lạnh tươi lâu không bị khô

Tủ lạnh được xem là thiết bị lý tưởng để bảo quản trái cây và rau củ được tươi lâu. Làm cách nào bảo quản trái cây trong tủ lạnh được lâu và đúng cách là thắc mắc của rất nhiều chị em nội trợ.

Đối với cách bảo quản này, chúng ta cần thực hiện theo các bước sau đây, đảm bảo trái cây sẽ tươi ngon và không mất đi chất dinh dưỡng của nó.

Không rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh

Đây là lưu ý đầu tiên trong cách bảo quản trái cây bằng tủ lạnh được lâu hơn. Việc rửa trái cây trước khi cho vào tủ lạnh sẽ làm chúng mất đi lớp màn bảo vệ tự nhiên bên ngoài.

Cho trái cây vào túi lưới hoặc bọc giấy

Trước khi cho vào tủ lạnh, chúng ta cần phân loại các loại trái và cho vào túi lưới hoặc bọc giấy báo. Nếu không có giấy, chúng ta có thể cho vào túi nilon nhưng hãy nhớ đục một lỗ nhỏ để không khí lưu thông, tránh bị bí hơi khiến trái cây nhanh hỏng.

Với một số loại trái cây có mùi hương đặc trưng (sầu riêng, thơm,…) cần phải bọc kỹ càng để tránh tình trạng lây mùi sang cho thực phẩm khác và gây mùi khó chịu cho tủ lạnh.

Nhiệt độ bảo quản thích hợp

Đối với các loại trái cây khi bảo quản trong tủ lạnh, nhiệt độ thích hợp và từ 3.3 độ C đến 5.6 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn sẽ khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn. Còn nếu nhiệt độ thấp hơn sẽ khiến trái cây nhanh bị mất nước và héo hơn.

Lưu ý chỉnh nhiệt độ tủ lạnh thích hợp để trái cây không bị hư, bảo quản được dài ngày - Ảnh minh họa: Internet

Sắp xếp rau củ quả khi bảo quản trong tủ lạnh

Sắp xếp rau củ quả khoa học sẽ giúp cho thực phẩm kéo dài được thời gian bảo quản. Bạn hãy tách riêng các loại thực phẩm sản sinh ra khí Ethylene như cà chua, đu đủ, táo,... với các loại nhạy cảm với khí Ethylene như cà rốt, cam, rau cải,...

Cách bảo quản trái cây tươi lâu hơn cho từng loại quả

Chuối

Chuối thường sẽ chín rất nhanh ở những nơi có ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao. Để giữ độ tươi của chuối khá đơn giản, chỉ cần di chuyển chúng đến những nơi không có ánh nắng mặt trời hoặc không khí mát sẽ giúp chúng tươi trong thời gian được gần 2 tuần. Hoặc dùng màng bọc nilong quấn phần cùi chuối lại (phần cuối quả chuối) sẽ giúp chúng tươi lâu và giữ độ ngọt lại.

Chuối bảo quản trong tủ lạnh sẽ bị thâm đen, nhũng và nhanh hỏng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Cam

Có rất nhiều loại cam như cam sành, cam vàng, cam vinh…đều có thể áp dụng cách bảo quản cam không cần tủ lạnh như sau:

Sử dụng các dao, kéo chuyên dụng thật sắc, cắt cả cuống rồi bôi chút vôi vào phần vết cắt ở quả cam. Điều này sẽ giúp cam bảo quản được tươi lâu hơn vì tránh được vi khuẩn xâm nhập từ phần núm cam làm thối quả bên trong.

Bảo quản cam ở điều kiện nhiệt độ thường tránh ánh nắng trực tiếp, tránh trời mưa, nên đậy cam bằng 1 lớp vải để cam được tươi lâu hơn.

Táo

Khi mua táo về bạn nên kiểm tra xem chúng có bị dập nát không? Nếu có thì nên sử dụng ngay để tránh tình trạng vết dập nát sẽ loang sâu, gây ảnh hưởng đến chất lượng trái táo.

Táo nên được bọc bằng giấy báo từng trái một, để ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào là cách bảo quản táo không cần tủ lạnh.

Tuy nhiên táo nên được bảo quản bằng tủ lạnh sẽ hiệu quả hơn cả, có thể giữ được độ tươi ngon, giòn và nhiều nước tối đa 3 tháng. Hãy cho táo vào một rổ nhựa, phủ khăn giấy ẩm để cung cấp độ ẩm, điều chỉnh nhiệt độ từ -1 độ C đến 2 độ C.

Táo có thể bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp từ 3 - 4 ngày - Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý không bảo quản táo và khoai tây gần nhau vì khoai tây sinh ra khí ga khi càng già và khí ga này có thể khiến táo nhanh hỏng hơn.

Thơm (dứa)

Khi mua thơm nếu không sử dụng hết bạn sẽ nghĩ ngay đến cách bảo quản trái thơm trong tủ lạnh. Để bảo quản thơm các bà nội trợ nên cắt thành từng miếng, loại bỏ vỏ và mắt thơm cẩn thận. Rắc một ít nước cốt chanh rồi cho vào tủ, cách này có thể bảo quản trong vòng 1 – 2 ngày.

Muốn bảo quản lâu hơn, bạn cũng cắt dứa thành từng miếng, sắp xếp cho gọn và cho vào túi bóng để cấp đông. Với cách này, khi sử dụng bạn cho thơm vào nước đã sôi để nấu ăn, nhiệt độ nước sẽ giúp thơm ra đông mà không bị nhụn hay vụn ra.

Nho

Để bảo quản nho được tươi lâu, trước hết các bà nội trợ phải chú ý đến màu sắc của chúng khi chọn mua. Cụ thể, đối với nho xanh, vỏ nho cần có màu xanh mát cùng lớp phấn bên ngoài, không dập nát, khó dứt khỏi cuống, ngửi không thấy mùi chua. Tương tự, nho đỏ vẫn giữ được màu nâu phấn, không thối nhũn, sờ vào quả đanh cứng.

Về cách bảo quản trái cây, lưu ý không rửa nếu chưa ăn ngay. Việc rửa nho sẽ làm mất đi lớp phấn bảo vệ bên ngoài, khiến cho quá trình chín diễn ra nhanh hơn.

Chỉ với 1 hộp bìa cứng, lót 2 đến 3 lớp giấy ăn rồi lần lượt đặt các chùm nho vào hộp, để chỗ mát, tránh nắng và dùng dần trong 2 tuần.

Nho là loại trái cây không cần bảo quản bằng tủ lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Dùng báo bọc quả bơ lại để làm chậm quá trình phân hủy của nó, như vậy quả bơ sẽ tươi lâu hơn. Nếu bạn đã bổ bơ ra mà chưa ăn đến thì hãy dùng màng bọc thực phẩm buộc kín để ngăn không cho phần thịt quả tiếp xúc với không khí là được.