Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng cơ vòng bị co thắt gây ra những triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Rối loạn tiêu hóa không điều trị kịp thời có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch giảm sút, trí não và thể chất chậm phát triển so với bạn bè đồng trang lứa. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể khiến cơ thể gầy gò, giảm sút trí lực và thể lực - Ảnh minh họa: Internet

 Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để có giải pháp hợp lý nhằm giúp bé lấy lại phong độ hoạt động của hệ cơ quan quan trọng hàng đầu này. Song song đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày, cha mẹ cũng nên ưu tiến các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhằm giúp cơ thể con hấp thu tối đa dưỡng chất.

Những nhóm thực phẩm đa dạng dưới đây sẽ giúp cha mẹ biết cách cân đối khẩu phần ăn hàng ngày khi trẻ bị rối hoạn tiêu hóa.

Cho trẻ ăn gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Nhóm thức ăn giàu đạm

Trẻ cần được hấp thu nguồn protein theo nhu cầu nhằm phát triển cơ thể toàn diện. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn đầy đủ các thực phẩm giàu đạm động vật và đạm thực vật.

Thức ăn giàu đạm sẽ giúp cơ thể trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng khi hệ tiêu hóa bị rối loạn - Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn giàu đạm thực vật tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ có thể kể đến như họ nhà đậu, đậu phụ, bơ đậu phộng, khoai tây... Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu đạm động vật giúp hệ tiêu hóa trẻ dễ dàng làm việc bao gồm thịt gà, thịt heo nạc, thịt bò nạc, trứng. 

Rau xanh

Hàm lượng chất xơ trong rau xanh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt hơn. Chất xơ còn giúp loại bỏ những chất bã thừa trong đường ruột hoặc những thức ăn không tiêu. Thành phần vitamin và chất khoáng trong rau xanh cũng giúp cơ thể trẻ tiêu hóa chất béo không lành mạnh hấp thu vào.

Chất xơ trong rau xanh giúp khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên tăng cường các loại rau xanh giàu chất xơ như măng tây, cà rốt, bông cải xanh, bắp cải, bí đao, súp lơ, dưa leo... nhằm giúp hệ đường ruột sớm trở về trạng thái cân bằng.

Trái cây

Rất nhiều loại trái cây chứa các thành phần enzym và prebiotics tạo điều kiện cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru, ngăn ngừa các triệu chứng rối loạn thường gặp. 

Dưỡng chất trong trái cây sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ sớm trở về trạng thái cân bằng - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, cha mẹ nên tích cực cho trẻ ăn một số loại trái cây lành tính như chuối, bơ, nho, xoài, kiwi, dưa lê, dưa lưới, dưa hấu, đu đủ, đào, mận, dâu tây... để tăng cường sức mạnh của hệ tiêu hóa. 

Sữa chua

Lợi khuẩn đường ruột trong sữa chua đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Sữa chua là nhóm thực phẩm giàu các lợi khuẩn đường ruột probiotics đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của cả người lớn và trẻ nhỏ. Lợi khuẩn probiotics giúp tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ đừng quên cho trẻ ăn sữa chua trong những bữa ăn phụ nhằm giúp con xây dựng nền tảng vững chắc cho hệ tiêu hóa trong những năm đầu đời. 

Gạo

Cha mẹ nên nấu choáng loãng cho bé ăn khi bị rối loạn tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Tinh bột từ lúa gạo hoàn toàn thích hợp với hệ tiêu hóa của bé. Mẹ có thể dùng gạo nấu cháo hoặc cơm ướt cho trẻ ăn cùng các thực phẩm khác khi trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa.