Thịt tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, axit béo, không chứa cholesterol xấu và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Ăn tôm thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tăng cường sức khỏe của xương. Đối với trẻ nhỏ thì đây là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và cung cấp canxi cực kỳ tốt.

Thịt tôm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên nhiều chị em lại mắc phải 5 sai lầm trong quá trình chế biến tôm khiến cho món ăn bổ dưỡng trở nên độc hại mà không phải ai cũng biết.

Ăn đầu tôm bổ mắt

Với quan niệm ăn gì bổ nấy, nên nhiều chị em vẫn tin cho con ăn đầu tôm sẽ giúp bổ não, bổ mắt. Nhưng trên thực tế, đây không phải là bộ phần chứa nhiều chất dinh dưỡng như chúng ta nghĩ mà chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn.

Bởi tôm là động vật khác biệt đầu tôm chính là nơi chứa chất thải.Chính vì vậy, nếu mẹ cho bé ăn dễ gây ngộ độc cho con.

Tin rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi

Phần lớn các bà mẹ võ tôm là bộ phận chứa nhiều canxi hơn cả thịt nên đã cho con ăn luôn cả vỏ. Họ thường tìm cách tận dụng vỏ tôm xay nhuyễn rồi đun lấy nước nấu cháo hoặc súp cho bé ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng phần vỏ tôm không nhiều chất canxi,bằng thịt và khi ăn vỏ tôm sẽ dễ gây hóc cực kỳ nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Cho con ăn tôm và uống nước cam cùng nhau

Sau khi ăn tôm, mẹ muốn cho con uống nước cam thì phải để cách xa 2-3 giờ đồng hồ thay vì ăn uống cùng lúc. Nguyên nhân là vì tôm là một loại hải sản nếu như kết hợp chung với trái cây chứa vitamin C sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng.

Ăn tôm và uống nước cam cùng lúc sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, vitamin C trong những loại quả như cam, quýt, chanh… sẽ phá hủy dinh dưỡng trong tôm và gây cản trở sự hấp thụ canxi trong cơ thể dễ gây nên bệnh sỏi thận cho bé.

Cho bé ăn tôm đông lạnh

Tôm cũng như các loại hải sản khác sau khi đông lạnh sẽ ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Không những vậy, trong quá trình bảo quản không tốt sẽ gây ra tình trạng vi khuẩn xâm nhập. Nếu ăn phải loại tôm này sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé gây tiêu chảy, đau bụng, chướng bụng… Chính vì vậy, các mẹ nên thận trọng khi cho bé ăn tôm đông lạnh, hoặc tôm đã chết lâu ngày.

Ăn bao nhiêu tôm là đủ?

Với trẻ nhỏ: Ngày nào cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ thuỷ hải sản, nhưng phải tập cho ăn ít một và bạn nên lựa chọn loại tươi ngon, nấu chín kỹ để tránh ngộ độc cho bé yêu.

Với trẻ 7 – 12 tháng: Trung bình mỗi bữa có thể ăn 20 – 30g thịt tôm, hoặc bạn có thể dùng nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn một bữa, 3 – 4 bữa/tuần là vừa đủ.

Với những trẻ 1 – 3 tuổi: Trung bình mỗi ngày ăn một bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mì, bún, súp và trong mỗi bữa ăn 30 – 40g thịt tôm là đủ.

Với những trẻ 4 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa tôm hoặc cá/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt tôm và mẹ có thể cho bé ăn 1 – 2 con/bữa tương đương khoảng 100g là đủ.

Khi chế biến tôm mẹ nên chế biến chúng thật chín không nên cho bé ăn món tái.  Ảnh minh họa: Internet

Lưu ý: Khi chế biến tôm mẹ nên chế biến chúng thật chín không nên cho bé ăn món tái. Bởi bên trong có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng đường ruột ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Với những trẻ nhỏ răng chưa thể nhai được kỹ mẹ có thể nấu thành bột hoặc cháo để cho bé ăn.