Mẹ cần chú ý nếu trẻ thường xuyên đánh rắm nặng mùi
Những nguyên nhân khiến trẻ đánh rắm thối
Hệ thống tiêu hóa gặp trở ngại
Thỉnh thoảng trẻ đánh rắm không sao, nhưng nếu mẹ phát hiện số lần đánh rắm xảy ra quá nhiều, đồng thời có thể kèm theo mùi hôi chua thì đây là tín hiệu trẻ bị tiêu hóa không tốt.
Mẹ nên quan sát thêm tình trạng này, nếu không có biểu hiện khác và không phát sốt, tinh thần trẻ cũng ổn định, hãy thử kiểm tra lại thức ăn của trẻ.
Thông thường, nếu trẻ chỉ có hiện tượng đánh rắm nhiều lần và hơi nặng mùi thì chủ yếu là do vấn đề ăn uống ảnh hưởng chức năng tiêu hóa. Mẹ nên xem lại món ăn trẻ ăn nhiều và có thành phần khó tiêu hay không. Ngoài ra, mẹ nên bổ sung nước cho trẻ để hỗ trợ tiêu hóa.
Khi trẻ gặp vấn đề tiêu hóa kém, những thực phẩm nhiều giàu mỡ hay giàu protein cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Tăng cường rau xanh và trái cây để giúp trẻ hấp thu chất xơ thực vật, cải thiện tiêu hóa.
Chất lượng sữa mẹ không cao
Khi bé đánh rắm liên tục và vẫn còn giai đoạn bú hoàn toàn sữa mẹ thì nguyên nhân có thể do chất lượng sữa. Bình thường mẹ nên chú ý ăn uống vì những gì bạn dung nạp vào sẽ ảnh hưởng đến dòng sữa cho em bé bú.
Một số thực phẩm mà mẹ đang cho con bú nên hạn chế như đậu phộng, hành, tỏi, rượu bia v.v… Do những thức ăn thức uống nặng mùi hoặc chứa cồn sẽ làm biến đổi chất lượng sữa mẹ, khiến bé bú sau đó sẽ dễ đánh rắm nhiều và nặng mùi.
Bé “bú” vào một lượng lớn không khí
Khi bé còn bú sữa hoặc uống nước bằng bình sữa có ti giả sẽ dễ có hiện tượng cắn vào đầu ti. Lúc này không khí dễ đi vào trong cơ thể trẻ. Với những bé còn nhỏ, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên không khí tích tụ ở dạ dày, đường ruột gây ra tình trạng ọc sữa và đánh rắm nhiều.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyến cáo trên Erbohui, sau khi cho bé bú hoặc uống nước xong, mẹ nên bế đứng bé vào lòng sao cho đầu bé tựa vào vai mẹ, nhẹ nhàng “vỗ” nhẹ vào lưng bé để giảm bớt không khí thừa bên trong cơ thể.
Mẹ nên làm gì để giúp trẻ phòng ngừa triệu chứng đánh rắm nhiều lần?
Khi trẻ đánh rắm nhiều lần và có mùi chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề, điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, khó phát triển tốt. Vì vậy, mẹ nên chú ý những việc sau đây.
Hỗ trợ giúp trẻ “thải khí”
Sau khi trẻ bú xong, mẹ không nên đặt trẻ nằm liền. Trước tiên, mẹ bế bé theo tư thế đứng và dùng tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ để không khí dư thừa được thải ra ngoài, nếu trẻ có thể ợ thì càng tốt.
Nếu muốn cho trẻ nằm, mẹ có thể dùng hai tay cầm lấy 2 chân của trẻ, từ từ làm động tác như đạp xe đạp để thúc đẩy khí thải ra, tránh cảm giác khó chịu do chướng khí.
Tránh những thức ăn gây chướng khí
Một số loại rau thuộc họ cải như rau muống, hành tây, cải thảo, bông cải trắng v.v… có chứa một loại đường phức hợp có tên là Raffinose. Đây là loại đường khó hấp thu hơn những loại khác.
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên khi đường Raffinose không được hấp thu sẽ sinh ra một loại thể khí, gây chướng bụng và làm trẻ đánh rắm nhiều kèm mùi hôi. Do đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm khó tiêu hóa và hấp thu.
Đưa trẻ đến bệnh viện khi cần
Nếu cha mẹ đã cải thiện về chế độ bú sữa, ăn uống và chăm sóc nhưng bé vẫn đánh rắm liên tục, mùi hôi ngày càng nặng, tốt nhất nên đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám, điều trị.
Nguồn: https://www.erbohui.com/yuer/jibing/4027.html
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...