Mẹ bỉm bụng to như 'quả bóng' sau 90 ngày sinh, bác sĩ khám xong chỉ lắc đầu
Tiểu Kỳ là mẹ bỉm sữa thuộc thế hệ 9x ở Trung Quốc. Tiểu Kỳ sinh con bằng phương pháp đẻ thường. Sau sinh, cơ thể cô rất yếu nên được mẹ chồng chăm sóc rất kỹ về chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bà không chỉ nấu những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất cho cô mà còn rất quan tâm tới tâm trạng của con dâu.
Nhờ sự chu đáo của mẹ chồng, Tiểu Kỳ hồi phục rất nhanh. Bữa ăn mỗi ngày của cô rất phong phú nên chẳng mấy chốc Tiểu Kỳ tăng cân nhanh chóng.
Một ngày nọ, Tiểu Kỳ thấy bụng của mình to tròn bất thường, liền tâm sự với mẹ chồng: “Sao con sinh đã 90 ngày mà bụng vẫn tròn như quả bóng vậy nhỉ?”. Mẹ chồng liền an ủi: “Khi nào em bé cai sữa, con có thể ăn ít đi, bụng sẽ xẹp thôi, con đừng lo quá”.
Tuy nhiên, những ngày sau đó bụng của Tiểu Kỳ ngày càng to hơn, thậm chí cô còn bị chảy máu. Lúc này, Tiểu Kỳ vô cùng sợ hãi vội vàng đến bệnh viện kiểm tra.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chỉ biết nhìn vợ chồng Tiểu Kỳ đang bối rối mà lắc đầu. Hóa ra, Tiểu Kỳ đã mang thai lần nữa trong giai đoạn cô đang ở cữ. Vị bác sĩ nói Tiểu Kỳ rất may mắn vì đến kịp thời nên em bé trong bụng có thể cứu sống, nếu không thì khó tưởng tượng được. Ông cũng khuyên cả hai nên tránh “sinh hoạt thân mật” để phòng nguy cơ tái phát chảy máu.
Các chuyên gia sức khỏe của Tổ chức Y tế Thế giới khuyên đối với phụ nữ sau sinh tốt nhất nên đợi cho đến khi sức khỏe hồi phục ít nhất sau 24 tháng mới nên có thai trở lại. Còn theo tổ chức March of Dimes thì phụ nữ sau sinh nên chờ ít nhất 18 tháng mới nên mang thai.
Người phụ nữ dù sinh thường hay sinh mổ thì cơ thể vẫn có khả năng mang thai rất nhanh sau khi sinh. Họ có thể rụng trứng trước khi có kỳ kinh đầu tiên sau sinh và ngay sau khi rụng trứng, người phụ nữ bắt đầu có thể thụ thai.
Có thai quá sớm dưới 12 tháng sau sinh có thể dẫn đến những hậu quả sau đây:
Sau khi sinh thì tử cung, hệ thống nội tiết và các cơ quan trong cơ thể người phụ nữ cần thời gian phục hồi. Hơn nữa, người phụ nữ cần dành nhiều thời gian chăm sóc con nên rất dễ mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng này dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai phát triển chậm hoặc nhẹ cân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.
Ngoài ra, mang thai quá sớm sau sinh làm tăng nguy cơ bong nhau, sinh non và các biến chứng khác. Với phụ nữ sinh mổ, mang thai trước 18 tháng sau sinh có thể gây nguy cơ rách vết mổ, vỡ tử cung.
Bên cạnh đó, việc mang thai gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và chất lượng sữa của người mẹ. Do đó, sức khỏe của cả mẹ và con đều khó được đảm bảo khi con mới sinh và mẹ đang mang thai em bé tiếp theo trong bụng.
Ngay khi bắt đầu quan hệ trở lại, phụ nữ cũng nên sử dụng các biện pháp tránh thai sau sinh. Việc này sẽ giúp phụ nữ chủ động trong thực hiện kế hoạch sinh con của mình, đồng thời giúp tránh được những tai biến sản khoa cho bà mẹ và thai nhi.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.