Cơ thể của các mẹ có thể xuất hiện những thay đổi trong 3 tháng đầu mang thai:

 

Những thay đổi về mặt sinh lý khi mang thai 3 tháng đầu

Thay đổi ham muốn tình dục

Sự gia tăng nội tiết tố và lưu lượng máu có thể tác động đến âm đạo và âm vật của mẹ bầu, khiến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn.

Những thay đổi về mặt thể chất khi mang thai 3 tháng đầu

Táo bón

Khi mang thai, nồng độ progesterone tăng cao tác động lên cơ trơn đường ruột làm giảm nhu động ruột. Thêm vào đó, lượng sắt bổ sung hằng ngày tạo điều kiện cho tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên hơn, từ đó khiến bạn cảm thấy bị đầy hơi trong suốt thai kỳ.

Ốm nghén

Vậy có bầu bao lâu thì nghén?Biểu hiện này bắt đầu xuất hiện từ tuần thai kỳ tuần thứ 9 -14 hoặc muộn hơn. Mức độ buồn nôn và nôn nặng hay nhẹ tùy theo cơ địa mỗi người, thường được xếp thành 2 nhóm là nghén nhẹ và nghén nặng.

 

Nhạy cảm với mùi hương

Nhiều phụ nữ khẳng định khứu giác của mình đặc biệt nhạy cảm khi mang thai. Một giả thiết cho rằng điều này giúp bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Giác quan quá nhạy cảm này thường dịu đi sau vài tháng.

Tiểu tiện nhiều

Ngay cả khi mẹ chưa thấy bụng nhô lên, thì tử cung đã ngày càng to và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn.

Mệt mỏi

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi. Đầu tiên là việc sản sinh một lượng lớn hormone progesterone để tương thích với tình trạng có thai. Thêm vào đó, các triệu chứng mang thai cũng tác động nhiều lên cơ thể mẹ. Sự thay đổi đột ngột đó dễ khiến bạn rơi vào tình trạng khó chịu vì không kịp thích nghi.

Mụn nhọt

Bị mụn nhọt trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Đây là do các hormone sinh dục đều tăng, cùng với tình trạng viêm nhiễm ở các nang lông của bạn do vi khuẩn tấn công.

Căng tức bầu ngực

Đau ngực là tình trạng phổ biến ở bà bầu. Mặc dù bé của bạn mới chỉ bằng kích cỡ của một dấu phẩy, bầu ngực của mẹ đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, khiến ngực mẹ căng tức và nhạy cảm hơn.

Khó thở

Có khoảng 60 – 70% phụ nữ gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai. Tình trạng này là hệ quả của những thay đổi bên trong cơ thể bạn và không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Đau đầu

Đường huyết thấp, nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm có thể gây ra những cơn đau đầu tồi tệ cho các mẹ bầu.

Khô mắt & thay đổi thị lực

Mắt bị mờ khi mang thai là một trong những vấn đề thị lực thường gặp ở mẹ bầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như nồng độ hormone thai kỳ.

Hormone thai kỳ gây ảnh hưởng đến khả năng điều tiết nước mắt của mẹ bầu, từ đó dẫn đến khô mắt hoặc thậm chí là mờ mắt.

Những thay đổi về mặt cảm xúc khi mang thai 3 tháng đầu

Trong thời gian mang thai, do thay đổi nội tiết tố nên bà bầu thường nhạy cảm, hay suy nghĩ, dễ xúc động và dễ khóc. Thông thường mỗi mẹ bầu lại trải qua một loại cảm xúc khác nhau. Vài người cảm thấy kích động, cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực.

Một số nghiên cứu cho thấy, nếu mẹ hay ưu phiền, lo âu sẽ làm thay đổi hành vi, nhận thức và tính cách của trẻ khi chào đời. Do đó, nếu mẹ thường căng thẳng, con có thể gặp nguy cơ mắc các bệnh như tăng động, tự kỷ, chậm nói và giảm khả năng học tập.

Ngược lại, có đời sống tinh thần lý tưởng, có thái độ lạc quan về sinh đẻ, thời kỳ có thai sống bình thản và thoải mái thì lúc sinh đẻ sẽ thuận lợi, đứa trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Lời khuyên cho mẹ bầu để có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Khám thai định kỳ, giữ sức khỏe răng miệng để cho thai kỳ khỏe mạnh
  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
  • Đừng quên uống nước
  • Vận động thường xuyên để giúp thai kỳ khỏe mạnh
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Nói “không” với rượu bia và thuốc lá
  • Tránh xa hóa chất giúp bảo đảm thai kỳ khỏe mạnh
  • Lưu ý trong việc chọn quần áo và giày dép để luôn thoải mái

Các triệu chứng trên tùy thuộc vào cơ địa của từng mẹ bầu, vì vậy không phải mẹo bầu nào cũng buồn nôn khi mang thai bạn nhé.