1. Rốn 

Rốn đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người, đảm nhiệm việc liên kết các tĩnh mạch, ngũ quan, lục phủ ngũ tạng và tứ chi trên cơ thể. Nhờ vậy, sức khỏe của con người sẽ được cải thiện. Thế nhưng, rốn cũng là vị trí chứa rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn, có thể chứa đến 1400 vi khuẩn. Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa vệ sinh rốn thường xuyên là tốt, đặc biệt với mẹ bầu.

Bởi rốn là vị trí vô cùng nhạy cảm, nếu mẹ bầu kỳ cọ quá mạnh sẽ gia tăng nguy cơ nhiêm trùng da, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào mạnh máu, thậm chí dẫn đến các nguy cơ như sinh non, sảy thai. 

2. Ngực 

Trong thai kỳ, vùng ngực là vị trí xuất hiện nhiều thay đổi nhất trên cơ thể mẹ bầu. "Núi đôi" sẽ gia tăng kích thước chóng mặt và màu sắc cũng trở nên sẫm hơn. Mẹ bầu không nên làm những hành vi kích thích đầu ti, vì sẽ gây nhiều hậu quả nguy hiểm đối với thai nhi. Xoa bóp, chà xát mạnh vùng ngực có thể làm tăng các cơn co thắt tử cung không đúng thời điểm, sinh non, sảy thai, động thai.

3. "Vùng kín" 

Trong thai kỳ, dịch âm đạo của mẹ bầu sẽ có những sự thay đổi nhất định, tiết ra nhiều hơn khiến chị em cảm thấy ấm ướt, khó chịu và muốn vệ sinh thường xuyên. Nhưng điều này tuyệt đối không nên.

Thế nhưng, mẹ bầu không nên sử dụng những dung dịch tẩy rửa có thành phần hóa chất vì có thể làm tổn thương, nhiễm trùng âm đạo, gia tăng guy cơ sinh non, thai lưu, dị tật bẩm sinh. . Thay vào đó, mẹ bầu nên làm sạch "vùng kín" bằng nước, chà xát nhẹ nhàng. 

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi tắm:

1. Không tắm sau khi đã ăn no: Sẽ khiến các mạch máu của mẹ bầu bị giãn nở, lượng máu không lưu thông đủ đến thai nhi.

2. Điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp trước khi tắm: Mẹ bầu không được tắm nước quá nóng hoặc nước quá lanh. Tắm nước quá nóng sẽ làm giãn mạch máu. Tắm nước quá lạnh sẽ dễ mắc cảm mạo.

3. Nên tắm vòi hoa sen hơn tắm bồn: Nếu ngâm bồn quá lâu, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào âm đạo của mẹ bầu gây viêm nhiễm và gia tăng nguy cơ sinh non.

4. Thời gian tắm của mẹ bầu: Chỉ nên tắm từ 10 đến 20 phút. Tắm quá lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của thai nhi. Mẹ bầu không nên tắm vào nuối sáng và sau 8 giờ tối. 

5. Nên uống nước trước khi đi tắm: Sẽ giúp thuyên giảm nguy cơ mất nước nếu tắm rửa quá lâu. 

6. Không tắm khi hạ huyết áp: Có thể gây sốc đột ngột, làm giảm mạch máu, khiến mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi và tử vong.

7. Không sử dụng điều hòa sau khi tắm: Có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não, ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp cùng nhiều hệ quả không mong muốn khác.