Mẹ bầu đi vệ sinh nhớ tránh 3 điều này kẻo mẹ khổ, con khó chịu
Khi mang thai, càng về cuối thai kỳ, thai nhi sẽ ngày càng lớn và việc di chuyển sẽ gặp nhiều bất tiện. Khi thực hiện các hoạt động, mẹ bầu không chỉ phải đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn phải đảm bảo an toàn cho em bé trong bụng.
Trong tam cá nguyệt thứ ba, việc đi vệ sinh đã trở thành mối quan tâm lớn của các mẹ bầu. Khi thai nhi lớn lên, áp lực của tử cung lên bàng quang thường khiến nhu cầu đi vệ sinh của mẹ tăng lên. Lúc này, mẹ tuyệt đối không được "nhịn" mà nên "giải quyết" ngay khi cơ thể có nhu cầu.
Bên cạnh đó, mẹ lưu ý 3 điều dưới đây mỗi khi đi vệ sinh để tránh làm ảnh hưởng đến em bé.
1. Không đi vệ sinh quá lâu
Khi mẹ đi vệ sinh, tư thế ngồi sẽ là bụng hơi gập lại một chút. Vì vậy mẹ đi vệ sinh càng lâu thì thời gian em bé trong bụng bị chèn ép lại càng kéo dài. Nếu tình trạng thiếu oxy trong tử cung xảy ra có thể khiến thai nhi bị ngạt, thậm chí tử vong trong trường hợp nghiêm trọng.
Mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen dùng điện thoại trong lúc đi vệ sinh.
Ngoài ra, những mẹ bầu có thói quen đọc sách hoặc nghịch điện thoại khi đi vệ sinh thì nên bỏ ngay. Thói quen xấu này đã được chứng minh là không tốt cho sức khỏe, khiến thời gian đi vệ sinh dài hơn.
2. Tránh ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm lâu ngày sẽ gây ra cảm giác tê nhức chân khó chịu. Sau đó, việc đột nhiên đứng dậy cũng có thể gây chóng mặt, ngất xỉu. Đặc biệt, khi mang bầu lớn, nặng nề thì việc ngồi xổm xuống hay đứng lên sẽ rất bất tiện, có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào.
Nếu gia đình vẫn sử dụng loại nhà vệ sinh này, mẹ bầu nên đặt một chiếc ghế hoặc vật cứng đóng vào tường bên cạnh để có thể bám vào mỗi khi đứng lên, ngồi xuống. Thời gian đi vệ sinh cũng không nên quá dài.
Nhà vệ sinh ngồi xổm cũng không phù hợp với mẹ bầu.
3. Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng
Điều kiện vệ sinh của các nhà vệ sinh công cộng thường khó được đảm bảo, bà bầu trong thời kỳ mang thai thường nhạy cảm hơn, dễ bị nhiễm khuẩn. Một số nhà vệ sinh công cộng trong tình trạng tồi tàn, thậm chí nền ướt, trơn trượt có thể khiến mẹ bầu bị ngã.
Nếu trong trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, hãy lựa chọn một nơi sạch sẽ nhất có thể và có người thân đi cùng vào để tránh tai nạn.
Mẹ bầu và em bé trong bụng đều rất nhạy cảm, dễ nhiễm khuẩn nên cần hạn chế sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.