Mang thai lần sau tăng cân nhanh hơn lần mang thai đầu vì những lý do này
Nếu bạn đang mang thai lần thứ hai, bạn sẽ dễ dàng nhận ra có rất nhiều sự khác biệt trong thai kỳ so với lần mang thai đầu tiên.
Trên thực tế, mỗi lần mang thai chúng ta sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Một trong những sự khác biệt mà bạn dễ nhận ra nhất đó chính là quá trình tăng cân.
Số cân nặng mà bạn tăng lên trong suốt thai kỳ lần thứ hai sẽ khác so với lần mang thai đầu tiên. Thêm vào đó, lần mang thai thứ hai quá trình tăng cân diễn ra nhanh hơn, bụng bầu của bạn cũng sẽ xuất hiện sớm hơn.
Nếu bạn có những dấu hiệu tăng cân nhanh trong lần mang thai thứ hai, không nên quá lo lắng. Theo MomJunction, dưới đây là những nguyên nhân khiến những bà bầu mang thai lần sau tăng cân nhanh hơn.
Bạn đã thừa một số cân so với lần mang thai đầu tiên
Nếu đã sinh con đầu lòng thì rất khó khăn cho bạn để giảm số cân nặng thừa trong giai đoạn này. Cơ thể phụ nữ sau sinh cũng mất nhiều thời gian hơn để lấy lại vóc dáng ban đầu trước khi mang thai.
Nếu lần mang thai thứ hai quá gần so với lần mang thai đầu tiên, cơ thể của mẹ bầu sẽ không có đủ thời gian để giảm số lượng cân nặng dư thừa trong lần mang thai trước. Kết quả là số cân nặng đó sẽ được tích lũy cho tới lần mang thai thứ hai này.
Quá trình mang thai ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm sinh lý mẹ bầu. Một trong những thay đổi lớn đó là hormones. Lượng hormones cũng như quá trình trao đổi chất sẽ thay đổi xuyên suốt trong hành trình mang thai. Vào thời điểm mang thai lần thứ hai, cơ thể bà bầu đã được làm quen với những thay đổi lần trước, vì vậy cân nặng sẽ tăng nhanh và sẽ khó giảm cân hơn.
Em bé ở vị trí thấp hơn
Trong lần mang thai đầu, tử cung chưa trải qua quá trình giãn nở. Vì vậy, trong lần mang thai tiếp theo, bụng của mẹ bầu sẽ xuất hiện sớm hơn và nhanh hơn so với lần đầu tiên.
Mang thai lần đầu làm căng dãn các cơ bụng khiến chúng trở nên yếu hơn so với khi bạn chưa mang thai.
Kết quả là, cơ bụng của bà bầu không ở trạng thái tốt nhất cho lần mang bầu thứ hai, đó là nguyên nhân khiến thai nhi nằm ở vị trí thấp hơn. Bạn sẽ cảm thấy đây có thể không phải là điều tốt. Tuy nhiên, nếu em bé nằm ở vị trí bụng thấp hơn, mẹ bầu sẽ ít gặp khó khăn hơn trong việc ăn uống và hít thở so với lần mang thai đầu tiên.
Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp bất tiện vì đi tiểu nhiều hơn khi em bé nằm ở vị trí thấp hơn trong bụng. Bà bầu cũng sẽ phải chịu áp lực cao hơn trên vùng xương chậu và bàng quang. Điều này có thể gây ra cảm giác khó chịu ở vùng chậu. Em bé nằm ở vị trí thấp hơn trong bụng cũng có thể gây căng thẳng nhiều hơn trên lưng, dẫn đến các cơn đau lưng và có thể trở thành cơn đau vĩnh viễn.
Những chăm sóc sức khỏe cần lưu ý cho lần mang thai thứ hai
Bà bầu cần lưu ý một vài mẹo chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ lần thứ hai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.
Trước tiên, bạn cần kiểm soát cơn thèm ăn và không ăn những thức ăn không tốt cho sức khỏe. Bạn hãy đảm bảo ăn uống các thực phẩm có lợi cho sức khỏe của mình và thai nhi.
Tuân thủ lời khuyên luyên tập của bác sĩ chuyên môn về thai sản. Nếu bà bầu cảm thấy mệt với các bài tập thể dục, có thể áp dụng phương pháp đi bộ hằng ngày để cơ thể được khỏe mạnh và dẻo dai, sẵn sàng cho quá trình “vượt cạn”.
Không xách và nâng các vật nặng. Không cúi xuống trực tiếp, thay vào đó bạn hãy uốn cong đầu gối của mình trước rồi mới cúi xuống.
Bà bầu cố gắng nằm một bên phía bên trái và đặt một chiếc gối giữa hai chân để cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu như lần mang thai thứ hai tăng cân nhanh hơn so với lần đầu tiên. Nếu bà bầu mang thai lần sau không kiểm soát được quá trình tăng cân, hãy trao đổi với bác sĩ để có lời khuyên về sức khỏe tốt nhất.
Dù là mang thai lần đầu tiên hay lần thứ hai, chúng ta cũng cần trang bị những kiến thức cơ bản giúp cho mẹ và thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kì, tránh khỏi những nguy cơ sảy thai, động thai, thai phát triển không bình thường.
Nguồn: https://www.momjunction.com/articles/weight-gain-during-second-pregnancy_00357889/
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.