Mang thai đôi nhận tin "sét đánh" một bé biến mất, mẹ nhìn chân bé còn lại mà sững sờ
KisLevonia Givens (28 tuổi, sống tại Louisiana, Mỹ) đã là một bà mẹ 4 con khi phát hiện ra mình đang mang thai đôi hồi năm ngoái.
"Khi đó tôi vừa phấn khích vừa sợ hãi. Tôi đã có nhiều con nên ban đầu hơi sốc nhưng cũng nhanh chóng xốc lại tinh thần để chuẩn bị cho mọi chuyện", Kis chia sẻ.
Nhưng khi đi khám thai ở thời điểm 9 tuần, các bác sĩ thông báo với Kis rằng họ chỉ nghe thấy một nhịp tim thai. Bé trai đang có dấu hiệu phát triển lớn hơn bé gái. Vì quá lo sợ nên Kis đã đi 4 trung tâm y tế khác nhau để khám nhưng đáng tiếc tất cả đều cho kết quả giống nhau.
4 tuần sau, Kis đi siêu âm một lần nữa và bác sĩ cho biết bé gái trong cặp song sinh đã biến mất. Nhiều khả năng bé đã bị chính anh trai sinh đôi của mình "hấp thụ". Đây là một tình trạng hiếm gặp gọi là hội chứng sinh đôi biến mất.
"Tôi đã khóc rất nhiều. Mỗi lần đi siêu âm, họ đều nói với tôi là ít nhất vẫn còn một bé. Điều đó càng khiến tôi buồn hơn", Kis chia sẻ. Cô cho biết, cô còn chuẩn bị sẵn một cái tên cho con gái chưa kịp chào đời, là Patience.
Đến ngày 17/1 vừa qua, Kis đã hạ sinh bé trai Payelon. Khi em bé vừa chào đời, một nữ y tá đã phát hiện trên chân bé có một vết bớt nâu và chỉ cho Kis nhìn.
"Vừa nhìn vào nó, tôi đã sững sờ vì sốc. Nó có hình dạng giống hệt ảnh siêu âm của Patience trước đó. Tôi không thấy sợ hãi gì cả mà ngạc nhiên và vui mừng nhiều hơn", Kis chia sẻ.
Cô cho biết vết bớt của con trai giúp cô cảm thấy được an ủi phần nào. Nó sẽ luôn nhắc nhở cậu bé, rằng cậu đã từng có một em gái không thể ra đời.
Nguyên nhân hình thành vết bớt ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều loại bớt với nhiều thể khác nhau, có loại bớt do di truyền và có loại do những tác động bên ngoài trong thời kỳ thai ngén. Những lý do có thể ảnh hưởng đến việc hình thành vết bớt bẩm sinh bao gồm.
Người mẹ có tâm trạng bất ổn khi mang thai
Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang khiến cảm xúc của bà bầu thường nhạy cảm hơn những người bình thường. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi mẹ buồn bã, căng thẳng rất dễ sản sinh độc tố ảnh hưởng tới thai nhi, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ sau này. Mà trong trường hợp của cặp vợ chồng Tiêu Tống, bác sĩ nghi ngờ rằng do tâm lý bất ổn của mẹ khi mang thai đã hình thành nên vết bớt trên má đứa trẻ.
Thói quen ăn uống của bà bầu
Chế độ ăn uống của ảnh hưởng tới việc hình thành các vết bớt trên cơ thể trẻ sơ sinh. Mẹ bầu không nên ăn đồ ăn quá lạnh gây khó chịu cho thai nhi, tránh xa những món ăn vặt quá nhiều chất ngọt, chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
Hiện nay, trên một số diễn đàn, nhiều bà mẹ còn chia sẻ kinh nghiệm không nên ăn nhiều xì dầu hay các loại nước có màu thẫm đậm vì có thể gây kết tủa sắc tố trên da của thai nhi. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được các bác sĩ chứng thực.
Tiếp xúc với nguồn ô nhiễm, phóng xạ
Sống trong môi trường ô nhiễm, chất độc hại hay tiếp xúc với nguồn phóng xạ là nguyên nhân dẫn đến dị tật thai nhi, trong đó có cả việc hình thành các vết bớt. Bà bầu cần chú ý làm việc và sinh hoạt trong môi trường trong lành, thân thiện để thai nhi phát triển an toàn.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi nào vợ tôi cần tiêm vaccine uốn ván? Độc giả Minh Thuận
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu tiên, duy trì suốt đời.
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa. Tôi nghi ngờ bà nhiễm sán, xin hỏi bác sĩ bệnh có những dấu hiệu cụ thể nào? Độc giả Minh Đăng
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.