Lợi ích của cua đồng

Cua đồng có giá trị dinh dưỡng cao lại có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Cua đồng chứa các dưỡng chất như protein, canxi, phốt pho, sắt... Bên cạnh đó, thịt cua cũng chứa nhiều vitamin nhóm B. Tuy nhiên, trong 100 gram của đồng có chứa tới 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin...

Trong Đông y, cua đồng được gọi là điển giải, là một vị thuốc cổ. Cua đồng tính tanh, vị mát có tác dụng tán huyết, tốt cho xương khớp, gân cốt.

 

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu có được ăn cua đồng không?

Y học cổ truyền cho rằng, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cua đồng. Bởi loại thực phẩm này có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoát huyết. Người có thai yêu, hay sảy thai không nên ăn vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.

Tuy nhiên, cho đến hiện này chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rằng ăn cua đồng có thể dẫn tới sảy thai.

Cua đồng là món ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung canxi cho cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ có thai.

Cua đồng tính lạnh do đó không nên ăn hàng ngày. Khi ăn cua đồng cần lưu ý, chọn những con cua con tươi sống. Không nên ăn cua chết vì đạm trong cua sẽ sinh ra độc tốt histamin gây ngộ độc, nguy hiểm cho sức khỏe.

 

Không được ăn cua sống, chua chứa nấu chín hoàn toàn vì dễ nhiếm ấu trung giun sán, sán lá phổi.

Người mới ốm dậy, người có hệ tiêu hóa kém, tì vị hư hàn, người bị tiêu chảy không nên ăn cua đồng.

Gạch cua tuy thơm ngon nhưng chứa nhiều cholesterol. Do đó, người bị bệnh tim mạch, huyết áp cao cần hạn chế dùng.

Bà bầu có tiền sử dị ứng với cua tuyệt đối không nên ăn.

Từ tháng thứ 5 trở đi, mẹ bầu có thể ăn cua đồng nhưng với số lượng hạn chế, không nên ăn hàng ngày.

Một số món canh cua tốt cho bà bầu

- Canh riêu cua kích thích vị giác giúp bà bầu ăn ngon, tiêu hóa tốt.

- Canh cua nấu bí đao giúp thanh nhiệt cơ thể.

- Canh cua rau rút, khoai sọ giúp giảm bớt lo âu.

- Canh cua rau đay giúp lợi tiểu, lợi sữa.