Cúng Giao thừa là một nghi thức truyền thống quan trọng trong văn hóa đón Tết Nguyên đán của người Việt. Đây là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, và mâm cúng Giao thừa thường được chuẩn bị cẩn thận để gia chủ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên cũng như cầu mong một năm mới an lành, thịnh vượng. Và trong thời khắc thiêng liêng này, gia chủ thường chuẩn bị hai mâm cúng - 1 ngoài trời, 1 trong nhà để thể hiện lòng thành kính của mình.

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì?

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời được thực hiện vào đêm Giao thừa, là lúc tiễn biệt năm cũ và chào đón năm mới. Đây cũng là lúc tiễn vị quan Hành khiển cũ, đón vị quan Hành khiển mới. Mâm cúng ngoài trời giản dị và gọn gàng hơn mâm cúng Giao thừa trong nhà. Mâm cúng Giao thừa ngoài trời thường được đặt ở sân nhà, trước cửa chính, đối với gia chủ ở ban công, mâm cúng thường được đặt ở ban công.

Gợi ý mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời.

Mâm cúng Giao thừa ngoài trời gồm có trái cây, hoa tươi, đĩa xôi, gà luộc hoặc khúc thịt luộc, rượu trà, gạo muối, bánh kẹo tùy tâm, hương đèn. Đặc biệt, mâm cỗ cúng Giao thừa ngoài trời không thể thiếu được bộ lễ vật mũ áo quan Hành khiển. Bên cạnh đó, còn có thêm vàng mã, tiền giấy. Ngoài ta, tùy theo phong tục từng vùng miền và điều kiện gia đình sẽ có thêm các lễ vật khác.

Mâm cúng được sắp xếp một cách gọn gàng và trang trọng, thể hiện lòng biết ơn đối với vị quan Hành khiển cũ và mong chờ, chào đón vị quan Hành khiển mới mang đến một một năm mới an lành, thịnh vượng. Sau khi cúng, người ta thường để mâm cúng ở ngoài trời đến sau 12 giờ đêm, nhiều nhà còn cho rằng dọn dẹp vào ngày mùng 1 Tết mới may. Tuy nhiên, các gia đình thường dọn dẹp sau Giao thừa.

Mâm cúng Giao thừa trong nhà gồm những gì?

Trong văn hóa Việt Nam, mâm cúng Giao thừa là một nét đẹp truyền thống và mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên cũng như xin chúc phúc cho một năm mới an lành, thịnh vượng. Mâm cúng Giao thừa trong nhà thường được chuẩn bị cẩn thận và trang trọng để đặt trên bàn thờ gia tiên tại nhà vào đêm Giao thừa, khi năm cũ sắp qua và năm mới đang đến.

Mâm cúng Giao thừa dù đơn giản hay cầu kỳ, cũng thường có các lễ vật sau.

Đồ lễ cúng

Phần đồ lễ cúng này gồm có hương hoa trà quả, trầu cau, rượu nước, bánh mứt các loại.

Quả thường được bày biện theo ngũ quả (5 loại quả) mang ý nghĩa may mắn như bưởi, cam, thanh long, táo, nho, chuối hoặc mâm ngũ quả miền Nam có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài.

Mâm ngũ quả thường dùng các loại quả mang ý nghĩa may mắn, tốt lành như cam quýt, xoài, táo, phật thủ,...

Mâm cúng mặn

Gà luộc cánh tiên

Trong mâm cỗ đêm Giao thừa không thể thiếu được đĩa gà luộc cánh tiên ngậm bông hoa hồng đỏ thắm. Đây là lễ vật quan trọng trong bất kỳ mâm cỗ cúng Giao thừa nào, dù ở miền Bắc - Trung - Nam, cúng gà vào ngày Tết đều có ý nghĩa quan trọng.

@nhahangbeca

Mặc dù gà luộc chặt đĩa cũng đẹp nhưng không thể nào tỏ hết được vẻ nghiêm trang, kính cẩn khi bày gà nguyên con trên mâm lễ cúng. Gà luộc buộc cánh tiên vàng ươm, da căng bóng, đầu ngẩng cao hướng về phía bàn thờ là lời cầu chúc cho một năm khỏe mạnh, tấn tới.

Bánh chưng, bánh tét

Bánh chưng (miền Bắc, miền Trung) và bánh tét (miền Nam) là lễ vật thứ 2 không thể thiếu được trong mâm cỗ cổ truyền của người Việt. Nguyên liệu và cách làm của bánh tét đều giống với bánh chưng, chỉ có điều hình dạng khác nhau, bánh chưng hình vuông, còn bánh tét hình tròn. Ngoài nhân đậu xanh cùng thịt, gạo nếp ngon, nhiều người cũng biến tấu ngâm gạo nếp với các loại nguyên liệu khác như gấc hoặc lá dứa để tạo màu. Ngoài ra, nhiều người cũng dùng gạo đen để gói bánh chưng. Tuy nhiền biến tấu, nhưng dù sao, bánh chưng xanh vẫn là lễ vật quen thuộc và đậm vị Tết nhất trong mâm cỗ.

@daufood, @canva

Xôi gấc/xôi đỗ

Một đĩa xôi gấc đỏ tượng trưng cho may mắn trong năm mới. Xôi gấc có thể đơm vào khuôn hình hoa, hình tròn hoặc hình trái tim, tùy thuộc vào ý thích của gia chủ. Ngoài ra, nhiều người khéo tay còn sử dụng dụng cụ bắt hoa đậu, để trang trí bên trên xôi gấc rất đẹp mắt.

@nhahangbeca, @vuthuhuong

Nem rán

@chan, @vuthuhuong

Canh măng mọc/canh bóng thả

@nhahangbeca

Mâm cỗ cúng Giao thừa miền Bắc thường có bát căng măng mọc, canh bóng thả, canh măng chân giò,... Trong khi đó, mâm cỗ miền Nam thường có món canh khổ qua với ý nghĩa vượt qua gian khó, đến ngày cam lai.

@canva

Các món xào/luộc thập cẩm

@vuthuhuong

Giò cắt khoanh/thịt đông/hành muối

@nhahangbeca

Ngoài các món chính trên, trong mâm cỗ sẽ có thêm khoanh giò cắt nhỏ, một vài đĩa rau củ luộc hoặc xào thập cẩm. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào phong tục và điều kiện kinh tế từng nhà, mâm cúng có thể được bày biện thêm hoặc cắt giảm đi một số món ăn.

Mâm cúng chay

Ngoài mâm cúng mặn, nhiều nhà cũng thực hiện mâm cúng chay. Mâm cúng chay có thể là các món ăn được chế biến chay hoặc đơn giản là mâm hoa quả, bánh trái. Nhiều gia đình có bàn thờ Phật cũng sẽ thực hiện thêm mâm cúng chay nho nhỏ để thể hiện lòng thành.

@vuthuhuong

Cúng Giao thừa vào khung giờ nào chuẩn nhất?

Thông thường, mọi người bắt đầu cúng Giao thừa vào khung giờ Tý (23h - 1h). Cho nên khi cúng Giao thừa ngoài trời, cần bày mâm lễ cúng trước giờ cúng để sắp xếp cho đầy đủ. Tuy nhiên, cúng Giao thừa ngoài trời không được cúng sau 0h. Như vậy, giờ cúng Giao thừa ngoài trời chuẩn nhất là đúng 23h.

Đối với mâm cúng Giao thừa trong nhà, gia chủ cũng cần thực hiện gọn gàng, sau khi cúng Giao thừa ngoài trời, tránh kéo dài sau 0h. Tóm lại, nghi thức cúng Giao thừa nên thực hiện trước 0h.

Khi cúng, gia chủ cần có trang phục kín đáo, lịch sự, đầu tóc sạch sẽ, gọn gàng. Không cười đùa, trêu chọc nhau khi đang cúng. Đặc biệt, phụ nữ đến ngày hành kinh không cúng Giao thừa.

Mâm cúng Giao thừa cũng thường đi kèm với việc đọc các bài văn khấn cầu cho gia đình một năm mới an khang và thịnh vượng. Sau khi cúng Giao thừa, mâm cỗ thường được gia đình cùng nhau thưởng thức, mở đầu cho bữa cơm đoàn viên đầu tiên của năm mới, thể hiện sự sum vầy và hy vọng về sự đầm ấm, hạnh phúc.