Mách mẹ những mẹo dân gian 'kinh điển' trị tắc tia sữa
Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này có thể khiến việc cho con bú cũng như hút sữa để tích trữ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.
Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra thành các tia sữa trong tuyến vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa thường xảy ra vào ngày thứ 2-3 sau sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa ở sản phụ sau sinh. Mẹ không cho trẻ bú sớm hoặc thường xuyên, không vắt sữa, hút/ nặn không đúng cách, mẹ bị stress, chế độ dinh dưỡng không hợp lý…
Dấu hiệu tắc tia sữa dễ nhận biết khi một bên ngực căng to, khối tròn, sờ vào thấy cứng và đau nhức. Sữa mẹ không được tiết ra dù cho bé bú hay hút/ nặn, đôi khi mẹ có thể cảm thấy sốt nhẹ.
Tắc tia sữa có nguy hiểm không? Tắc tia sữa lâu ngày nếu không được chữa khỏi sẽ gây nên nhiễm trùng hay áp xe vú rất nguy hiểm. Áp xe vú lâu dần trở thành các dải xơ hoá hay u xơ tuyến vú.
Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, dần dần người mẹ sẽ mất sữa, buộc dừng hẳn việc cho con bú và phải nuôi trẻ bằng sữa ngoài.
Vì vậy, mẹ cần tìm cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất để giảm đau nhức và có sữa mẹ để nuôi con. Cùng tìm hiểu cách chữa tắc tia sữa không đau theo kinh nghiệm dân gian hiệu quả tại nhà.
Cách chữa tắc tia sữa tại nhà
Tắc tia sữa phải làm sao là lo lắng của nhiều mẹ sau sinh. Phương pháp đơn giản đó là mẹ phải cho bé bú thường xuyên hoặc hút/ nặn để khơi thông tia sữa.
Trước khi hút sữa, mẹ nên uống một cốc nước ấm hoặc sữa nóng, đắp khăn nóng lên bầu ngực, lau sạch đầu ti trước khi vắt, trong lúc vắt sữa vẫn uống sữa nóng. Nếu vắt mà không ra sữa thì mẹ hãy dùng khăn ấm masage bầu vú như sau:
Bước 1: Massage vòng tròn quanh bầu vú. Một tay đỡ bầu vú dưới, một tay masage bầu vú theo chiều từ trên xuống thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các tuyến sữa, nhớ là không nhấn sâu xuống mà vuốt nhe. Động tác này sẽ kích thích các tuyến sữa lan rộng ra hạch bạch huyết dưới da.
Bước 2: Dùng đầu ngón cái ấn mạnh ấn vào vùng gần đầu ti và vuốt xuống.
Bước 3: Dùng ngón cái và trỏ bóp vào đầu ti, vuốt nhẹ xuống lần nữa để sữa chảy ra ngoài.
Bước 4: Dùng một miếng gạc lạnh đắp lên bầu ngực để giảm sưng sau khi massage thành công.
Đi kèm với massage là chườm nóng, với mục đích chính là để cho bầu ngực mềm hơn, bổ trợ cho những động tác massage để giúp “thông đường” tia sữa nhanh hơn.
Nếu mẹ bị tắc tia sữa có cục co cứng thì bạn nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết nằm ở sâu trong bầu vú, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần.
Các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi nhiều hơn để sữa tiết ra đều đặn hơn.
Chữa tắc tia sữa bằng các mẹo dân gian hiệu quả
Ngoài việc hút sữa để thông tia, mẹ có thể áp dụng các điều trị tắc tia sữa bằng các mẹo dân gian cũng rất hiệu quả sau đây.
Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Nếu mẹ đang tìm câu trả lời tắc tia sữa phải làm sao thì cây đinh lăng chính là một phương pháp chữa tắc tia sữa thông dụng.
Cây đinh lăng không chỉ là cây cảnh thông dụng, cây rau ăn được ưa thích mà còn là một vị thuốc nam có tính chống dị ứng, giải độc thức ăn, bồi bổ khí huyết…được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc nam. Chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng cũng có rất nhiều cách, mẹ có thể áp dụng như sau:
Cách 1: Lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250 ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.
Cách 2: Mẹ có thể dùng lá diếp cá, đinh lăng mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó các mẹ cho cả hai thứ vào cối giã thật nhỏ, đắp lên hai bầu ngực rồi băng lại.
Cách 3: Mẹ dùng lá đinh lăng khô, đổ nước sôi vào nấu khoảng 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước. Lấy nước lá đinh lăng nấu cháo chân giò heo để ăn vừa bổ dưỡng, vừa thông tia sữa bị tắc.
Chữa tắc tia sữa bằng đu đủ xanh mẹ đã biết chưa?
Đu đủ xanh giúp các mẹ thông tin sữa và giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra, đu đủ xanh cũng là nguyên liệu dễ kiếm nên thuận tiện cho các bà mẹ.
Cách chữa: 1 quả Đu Đủ non gọt vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng và đem đi nướng. Sau khi nướng xong, hãy bỏ vào một tấm vải mỏng rồi đặt lên 2 bên ngực. Sau một thời gian, tia sữa sẽ được lưu thông và không bị tắc nữa.
Hành tím
Các mẹ lấy củ hành tím xắt lát dày chừng 1,5mm, sau đó đặt lên hai bầu ngực (trừ đầu ti), phủ khăn giấy mềm, băng lại. Mỗi ngày đắp hai lần kết hợp với xoa bóp ngực, sau khoảng 4 ngày sẽ hết tắc hoàn toàn.
Men rượu
Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.
Lá bắp cải
Đầu tiên, các mẹ mua cây bắp cải về, tách lấy từng lá, rửa sạch đi để ráo nước, có thể cắt bỏ bớt phần lá mềm đi, chỉ để lại phần cọng cứng thôi.
Dùng phần cọng cứng của lá bắp cải hơ lửa cho thật nóng (càng nóng càng tốt), đắp lên chỗ bị tắc sữa một lớp khăn, nếu sợ nóng quá thì để vài ba lớp cũng được. Sau đó đặt cọng cứng bắp cải đã hơ nóng lên chỗ bị tắc sữa dùng tay day thật mạnh.
Xôi nếp
Nấu xôi nếp, sau đó bọc xôi nóng vào trong hai khăn vải mềm và chườm hai bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong, làm liên tục cho đến khi xôi nguội. Sữa sẽ về đều cả hai bên.
Đây là các mẹo dân gian nên có thể hiệu quả với người này mà không hiệu quả với người khác, tuỳ vào cơ địa của mỗi mẹ sau sinh. Vì vậy, nếu đã áp dụng mà vẫn không hiệu quả kèm biểu hiện mẹ bị sốt thì nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám tìm nguyên nhân chính xác.
Phòng ngừa tắc tia sữa
Để ngăn ngừa hiện tượng tắc tia sữa xảy ra, các mẹ hãy làm theo những gợi ý sau:
- Cho bé bú thường xuyên hoặc dùng máy hút sữa dư ra ngoài, không để sữa còn sót lại trong bầu vú mỗi khi bé bú xong.
- Sử dụng áo ngực thoải mái, rộng rãi. Luôn vệ sinh phần ngực sạch sẽ, nhất là phần đầu vú.
- Uống thật nhiều nước.
- Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.
Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giải đáp được thắc mắc tắc tia sữa phải làm sao cho các mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, các mẹ đừng quên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để nguồn sữa dồi dào và chất lượng nuôi bé trong năm đầu tiên.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.