Mách mẹ cách nêm gia vị vào thức ăn dặm của bé để không ảnh hưởng đến sức khỏe
Có nên nêm gia vị cho bé ăn dặm?
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Khoa dinh dưỡng Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương Quốc Anh) cho biết việc nêm gia vị quá sớm khi cho bé ăn dặm có thể dẫn đến rối loạn vị giác, gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em. Lượng muối nêm vào thức ăn dặm dư thừa có thể ảnh hưởng đến thận và các vấn đề sức khỏe khác của bé.
Theo đó, cha mẹ không nên nêm gia vị gồm đường, muối, nước mắm, nước tương vào thức ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ cần phát triển vị giác dựa trên các vị thật, vị tự nhiên của thực phẩm. Không nêm gia vị vào thức ăn dặm sẽ giúp vị giác trẻ ổn định và dễ thích nghi ở giai đoạn sau.
Trường hợp cha mẹ đã nêm gia vị vào thức ăn dặm cho bé trên 40 ngày sẽ khó làm bé quay trở lại mức vị xuất phát (vị như sữa mẹ). Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ chỉ nên thêm gia vị vào giai đoạn ướp của thực phẩm (thịt heo, bò, gà, cá) với 1/2 muỗng cà phê muối trên 200g thịt sống, thời gian ướp không quá 30 phút. Rau củ quả cha mẹ không nên thêm gia vị khi nấu. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể dùng muối làm từ thực vật nêm vào thức ăn dặm cho bé.
Khi nào thì nêm gia vị cho bé?
Theo hướng dẫn của bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, cha mẹ nên dùng muỗng cà phê để nêm lượng gia vị phù hợp vào thức ăn dặm cho trẻ. Muỗng cà phê thường được sử dụng là loại có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm.
Sau 1 tuổi trở đi, cha mẹ cần nêm gia vị vào thức ăn dặm cho bé theo liều lượng cụ thể dưới đây:
Trẻ từ 1 - 3 tuổi
Cha mẹ nêm các gia vị muối, đường, bột nêm với lượng 1/2 muỗng cà phê/ngày. Nước mắm, nước tương cha mẹ có thể nêm khoảng 1 muỗng cà phê/ngày. Có thể dùng cả nước mắm của người lớn và trẻ em.
Đối với một số gia vị khác như tiêu, ớt, hành, tỏi, rau thơm các loại, cha mẹ nêm một lượng nhỏ bằng phần đầu muỗng cà phê. Lượng mật ong có thể nêm 1 muỗng cà phê vào thức ăn dặm.
Trẻ trên 3 tuổi
Sau 3 tuổi, cha mẹ có thể nêm gia vị vào thức ăn dặm cho bé theo khẩu vị của gia đình. Tuy nhiên, cách tốt nhất, cha mẹ nên hạn chế tối đa thói quen nêm đường, muối, nước mắm trong quá trình chế biến món ăn để giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, ung thư bao tử...) khi bé trưởng thành.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...