Cách nấu bột ăn dặm cho bé không khó nhưng để bé ăn ngon miệng và tăng cân đều thì không phải mẹ nào cũng đã làm được đâu nhé. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn các mẹ cách nấu bột ăn dặm mà khi cho bé ăn các mẹ không còn phải đánh vật ép uổng khổ sở.

Trước khi chia sẻ các cách nấu bột ăn dặm cho bé, chúng ta hãy tìm hiểu xem bữa sáng của bé nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào cho phù hợp.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé không khó nhưng để bé ăn ngon miệng và tăng cân đều thì không phải mẹ nào cũng đã làm được đâu nhé.- Ảnh minh họa: Internet

Bữa sáng của bé nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Khi ở độ tuổi 4-6 tháng tuổi, việc bổ sung các dinh dưỡng mới cho bé là rất cần thiết, nhất là dinh dưỡng cho bữa sáng. Bởi đây là thời điểm cơ thể của bé cần rất nhiều dưỡng chất để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.

Do đó, dinh dưỡng cho bé vào bữa sáng nhất định phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm bao gồm: Tinh bột, chất béo, chất đạm, rau và trái cây.

Khi bữa ăn được cân bằng các thành phần dinh dưỡng mới đảm bảo cho sự phát triển khoẻ mạnh của bé. Tuy nhiên, thói quen nấu nướng của các mẹ Việt thường nấu theo cảm tính mà ít chú ý tới việc cân bằng tỷ lệ pha bột ăn dặm để có thể cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn cho trẻ. Vì thế đa phần bữa ăn của trẻ thường thường chất nọ, thiếu chất kia khiến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị hạn chế.

Một số gợi ý về dinh dưỡng rất tốt giúp trẻ ăn ngon mà các mẹ có thể tham khảo

Sữa chua: Chế phẩm từ sữa được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao khi nó có tác dụng tốt đối với sức khoẻ đường ruột. Đường lactose trong sữa chua giúp lên men nhanh và giúp cơ thể hấp thu thức ăn tốt hơn. Tuy nhiên sữa chua lại có một loại vi khuẩn lên men tự nhiên tương đối mạnh và có thể ảnh hưởng đến men răng của trẻ, trong khi răng sữa của trẻ còn rất non nớt. Do đó, sau khi ăn sữa chua xong các mẹ nên cho bé uống từ 1 đến 2 ngụm nước để tráng miệng.

Yến mạch: Là loại ngũ cốc chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu để bổ sung cho bé giúp bé tăng phát triển trí thông minh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm cholesterol trong máu. Lưu ý, mẹ không nên sử dụng yến mạch ăn liền vì nó chứa rất nhiều đường.

Trứng gà: Trứng gà có một nguồn vitamin D và protein dồi dào, không khi tốt cho trẻ nhỏ mà còn tốt cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, vì bao tử của bé 4-6 tháng tuổi còn rất yếu nên mẹ chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà.

Yến mạch là loại ngũ cốc chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu để bổ sung cho bé giúp bé tăng phát triển trí thông minh, tăng cường hệ miễn dịch và giảm cholesterol trong máu.- Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu bột ăn dặm cho bé buổi sáng nhanh mà vẫn giàu dinh dưỡng

Cách nấu bột ăn dặm cho bé với gạo

Cách làm bột gạo ăn dặm cho bé rất đơn giản chỉ với:

Nguyên liệu: 10g bột gạo; 200ml nước; 10g lá rau cải; 2 muỗng cà phê dầu ăn; 10g thịt ức gà.

Bước 1: Xay nhuyễn bột gạo thật mịn, dùng gạo lứt hay gạo tám là ngon nhất, không nên dùng gạo nếp vì nó khiến trẻ khó tiêu.

Bước 2: Thịt ức gà làm sạch sau đó xay thật nhuyễn.

Bước 3: Đổ nước vào nồi và đun sôi rồi cho rau cải xanh đã sửa sạch vào luộc chín vớt ra để nguội.

Bước 4: Nghiền nát rau đã luộc

Bước 5: Cho nước vào nồi bột và đun. Khuấy thật đều tay để bột không bị vón. Cho tiếp thịt gà vào khuấy đều đun thêm khoảng 10 phút thì đổ rau vào nồi, tắt bếp, múc nhanh ra bát rồi cho bé ăn.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé với yến mạch, rau củ

Cách nấu bột ăn dặm mặn cho bé với yến mạch và rau củ giàu dinh dưỡng mà không hề phức tạp. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị:

Nguyên liệu: Yến mạch; súp lơ; đậu Hà Lan; củ cải đỏ; cà rốt.

Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ, thái nhỏ.

Bước 2: Xay nhỏ yến mạch thành bột mịn.

Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi, đổ nước và đun nhừ khoảng 20 phút thì vớt ra nghiền nhuyễn sau đó trộn thêm 2 thìa cà phê dầu oliu vào là xong.

Cách nấu bột ăn dặm mặn cho bé với yến mạch và rau củ giàu dinh dưỡng mà không hề phức tạp. - Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu bột ăn dặm mặn với cua và cà rốt

Cua rất nhiều canxi, tốt cho sự phát triển xương của trẻ. Nếu trẻ không bị dị ứng với cua, bạn có thể bổ sung cua vào trong thực đơn của bé 1 tuần 1 bữa giúp xương bé chắc khoẻ.

Nguyên liệu: Cháo trắng; cua biển; nước dùng; cà rốt; dầu ăn; hành tím.

Bước 1: Rửa sạch cua rồi mang ra sơ chế sau đó cho vào nồi với 1 ít muối và gừng để luộc chín rồi gỡ lấy thịt.

Bước 3: Rửa sạch cà rốt, luộc chín vớt ra nghiền nát.

Bước 4: Cho bột vào nồi nấu sôi và khuấy đều để bột không bị vón.

Bước 5: Cho thịt cua lên chảo rang chín

Bước 6: Sau khi cháo sôi cho cà rốt vào khuấy đều múc ra bát rồi cho cua lên cùng vài giọt dầu gấc.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ khoai lang

Cách nấu bột khoai lang cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản mà lại giàu dưỡng chất. Bởi khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch cho bé. Đặc biệt lượng axit folic dồi dào trong khoai lang còn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của bé..

Nguyên liệu: Một miếng thịt ức gà; một nắm nhỏ đậu xanh; 2-3 thìa bột gạo; 1/2 củ khoai lang đỏ gọt vỏ thái nhỏ.

Bước 1: Rửa sạch thịt gà, cho vào nồi luộc kỹ trong 15 – 20 phút,  gà chín mềm thì vớt ra gỡ lấy phần thịt rồi cắt hạt lựu. Phần nước gà luộc hãy cẩn thận lọc lại, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.

Bước 2: Hãy cho thịt gà, đậu xanh, khoai lang đã nghiền nhuyễn và bột gạo vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút, nêm thêm chút xíu nước mắm ngon. Sau đó tắt bếp. Cho bé dùng từ 2 -3 lần, để trong ngăn mát tủ lạnh. Khi nào bé ăn thì múc một phần ra hâm nóng lại.

Cách nấu bột khoai lang cho bé ăn dặm cũng rất đơn giản mà lại giàu dưỡng chất.- Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ trứng gà

Cách nấu bột trứng gà cho bé ăn dặm là cách nấu rất phổ biến của các bà mẹ Việt bởi trứng gà rất giàu vintamin D và protein giúp trẻ phát triển trí não tốt.

Nguyên liệu: Bột cho bé; lá bắp cải; trứng; dầu ăn cho trẻ em.

Bước 1: Chọn lá cải bắp non mềm, đem rửa sạch cắt nhỏ rồi luộc chin, xay nhuyễn.

Bước 2: Trứng gà đập ra bát rồi đánh tan, sau đó đem bột với bắp cải đã được hấp chín cho vào nồi đun nhỏ lửa, đảo đều.

Bước 3: Khi bột sôi thì cho trứng vào từ từ, vừa cho trứng vào vừa dùng đũa khuấy đều để trứng chín và mịn. Đợi bột sôi trở lại thì tắt bếp, cho dầu ăn vào trộn đều tắt bếp rồi xúc bột ra dĩa cho bé ăn.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé từ bột ngô

Ngô cũng là một loại ngũ cốc rất giàu chất xơ và dinh dưỡng, lại có vị thơm nhẹ, khi bổ sung vào bữa ăn của trẻ giúp kích thích vị giác. Cách nấu bột ngô cho bé ăn dặm sau cũng rất đơn giản các mẹ có thể áp dụng ngay cho bé.

Nguyên liệu: 50gr thịt gà tươi; 50gr gạo tẻ; 1 bắp ngô nếp non; Nước mắm.


Bước 1: Vo sạch gạo, đem nấu chín thành cháo trắng


Bước 2: Thịt gà băm nhỏ, phi thơm cùng hành tỏi.


Bước 3: Ngô tách hạt, luộc chín. Sau đó nghiền nhuyễn.


Bước 4: Nồi cháo chín, cho thịt gà, ngô vào đảo đều tay. Nêm mắm vừa ăn, dầu oliu, tắt bếp, múc cháo ra chén nhỏ và cho bé ăn khi nóng.

Để nấu bột ăn dặm ngọt mẹ cần hầm nhừ hoặc xay nhuyễn rau củ kết hợp với bột gạo đặc vừa phải.- Ảnh minh họa: Internet

Cách nấu bột ăn dặm ngọt cho bé với đu đủ và lê

Bột ăn dặm ngọt là một món ăn đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Để nấu bột ăn dặm ngọt mẹ cần hầm nhừ hoặc xay nhuyễn rau củ kết hợp với bột gạo đặc vừa phải.

Nguyên liệu: 4 thìa bột ăn dặm; 2 thìa đu đủ xay nhừ; 2 thìa lê xay nhừ; 1 thìa sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Mẹ có thể học cách nấu bột ăn dặm cho bé từ đu đủ và lê - Ảnh minh họa: Internet

Bước 1: Gọt đu đủ chín rồi bỏ hạt, tráng sạch bằng nước sôi để nguội.

Bước 2: Cắt đu đủ thành miếng nhỏ rồi trộn chung với sữa công thức hoặc sữa mẹ. Sau đó xay nhuyễn hỗn hợp.

Bước 3: Cho lê vào nồi rồi đổ nước xâm xấp mặt. Đun lê cho đến khi chín mềm. Sau đó cho lê vào máy xay để nghiền nhuyễn.

Bước 4: Trộn chung đu đủ, lê xay nhuyễn cùng với bột ăn dặm để cho bé thưởng thức.

Cách nấu bột ăn dặm cho bé khoa học là phải biết cân bằng cân dinh dưỡng cho bé trong một khẩu phần ăn. Thay đổi khẩu vị liên tục để kích thích vị giác của bé giúp bé ăn ngon miệng hơn. Các mẹ Nhật Bản đang làm rất tốt việc này, các mẹ Việt cũng hãy cố gắng thay đổi thói quen nấu nướng theo sở thích, học cách cân bằng dinh dưỡng để mang đến cho trẻ những bữa ăn dặm khoa học, ngon bổ hơn nhé.