Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấm lưỡi (tưa lưỡi hay nấm miệng) là căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và được gây ra bởi một loại nấm có tên gọi là Candida albicans. Chúng gây ra kích ứng xung quanh miệng của bé, phổ biến nhất là trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

Theo nghiên cứu khoa học, loại nấm này hiện diện ở miệng người khoẻ mạnh và nó thường không gây ra vấn đề gì. Nhưng do thay đổi một yếu tố nào đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi quá mức dẫn đến gây bệnh.

Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, không đủ khả năng chống lại nhiễm trùng, nên nguy cơ mắc bệnh là khá cao. Đặc biệt, các trẻ em sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân, suy dinh dưỡng là đối tượng dễ mắc bệnh hơn cả.

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nấm lưỡi do hệ miễn dịch còn yếu - Ảnh minh họa: Internet

Người mẹ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo trong thời kỳ mang thai không điều trị dứt điểm dễ gây nhiễm cho con. Khi sinh qua ngõ âm đạo nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho bé khiến bé bị nhiễm nấm.

Dùng thuốc kháng sinh quá nhiều trong thời gian dài cũng là nguyên nhân của bệnh nấm lưỡi. Do thuốc kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh có lợi, chúng có tác dụng kiểm soát mức độ của nấm Candida trong khoang miệng của bé.

Quá trình cho con bú cũng gây lây nhiễm bệnh cho trẻ, do mẹ mang vi khuẩn bệnh mà chưa được điều trị dứt.

Ngoài ra, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú do không được vệ sinh đúng cách cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Dấu hiệu bị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi rất khó phát hiện lúc ban đầu. Chỉ khi cha mẹ tình cờ đi khám bệnh khác cho con thì mới phát hiện con bị nấm lưỡi hoặc cha mẹ nhầm lẫn các mảng nấm với bợn sữa nên không để ý.

Để nhận biết nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy quan sát các triệu chứng sau:

  • Các tổn thương thường thấy của tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là những mảng trắng (có khi màu xám) được tìm thấy trên bề mặt lưỡi (có thể còn ở bên trong của má, môi, vòm họng). Các mảng xơ vữa của chứng tưa lưỡi thường được mô tả như sữa đông.
Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi xuất hiện những mảng trắng ở lưỡi, vòm họng, môi - Ảnh minh họa: Internet

Mẹ cần quan sát kỹ để phân biệt các mảng nấm này với các bợn sữa. Khi vệ sinh, các mảng nấm này khó bị bong ra và có thể chảy máu nhẹ nếu như bị cọ xát.

  • Miệng bé đỏ hoặc đau khi ăn hoặc bú.
  • Bé lười ăn hoặc bỏ bú, hay quấy khóc, cáu kỉnh.

Nếu bé vẫn đang trong quá trình bú sữa mẹ thì nấm Candida có thể lây nhiễm từ ngực mẹ và miệng bé. Phụ nữ bị nhiễm nấm có các dấu hiệu sau:

  • Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
  • Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú.
  • Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
  • Cảm giác đau như dao đâm sâu bên trong vú.

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi có thể phát triển từ từ hoặc đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hay nhiều tháng.

Điều trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi không quá nghiêm trọng nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng bú, ăn uống của bé. Bé biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch ngày càng kém nên dễ mắc các bệnh về tiêu hoá, hô hấp.

Nếu để lâu ngày không chữa trị thì nấm sẽ nhanh chóng lan xuống thanh quản, thực quản làm bé trở nên khan họng hoặc viêm phổi.

Trẻ bị nấm lưỡi thường hay cáu kỉnh, khóc lóc do đau rát khi bú hoặc ăn - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, khi phát hiện con bị nấm lưỡi, các bậc phụ huynh cần đưa con đến cơ sở chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình hình bệnh của con.

Một vài trường hợp các bé sẽ tự khỏi không cần điều trị trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên, để đảm bảo trị dứt điểm bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nhẹ chuyên dùng kèm theo thuốc bổ - vitamin.

  • Thông thường có hai loại thuốc điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh:
    Miconazole: Là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng. Mẹ có thể bôi gel này lên các vùng bị nhiễm nấm. Thuốc hoạt động bằng cách giết chết các vi trùng nấm Candida bên trong khoang miệng.
  • Nystatin: Vì một số lý do nào đó, bé cưng không thích hợp với thuốc Miconazole, mẹ có thể dùng Nystatin để thay thế. Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa nước để rơ miệng cho trẻ.

Cách trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Một số mẹo hay giúp các bà mẹ trị bệnh ngay tại nhà cho bé yêu:

Rau ngót: Lấy một nắm rau ngót, rửa sạch, sau đó tráng bằng nước sôi để nguội. Dùng cối giã nhỏ rau ngót lấy nước, sau đó dùng khăn thấm và lau lưỡi cho bé. Phương pháp dùng rau ngót trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh này rất thông dụng.

Rau ngót lành tính thường được sử dụng để vệ sinh miệng, trị nấm lưỡi - Ảnh minh họa: Internet

Lá hẹ và cỏ nhọ nồi: Rửa sạch, giã hoặc xay nhuyễn lá hẹ và cỏ nhọ nồi sau đó chắt lấy nước cốt lau miệng cho bé từ 2 đến nhiều lần mỗi ngày.

Nước muối loãng: Pha nước muối loãng bằng nước sôi để nguội hoặc dùng nước muối sinh lý 0.1%. Dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước muối. Lau miệng cho bé nhẹ nhàng, từ trong ra ngoài khoang miệng.

Sử dụng nước muối sinh lý chữa tưa lưỡi cho hiệu quả cao. Nước muối sinh lý 0.1% không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. 

Nước trà xanh: Lấy lá trà xanh trị nấm lưỡi cho trẻ cũng là 1 cách rất hiệu quả tại nhà. Mẹ hãy rửa sạch và đun sôi cùng với vài hạt muối. Dùng khăn thấm vào nước trà xanh sau khi đã để nguội để lau lưỡi cho bé. Cách chữa này cũng hiệu quả, tuy nhiên do một số tính chất trong trà xanh, phương pháp này chỉ phù hợp với trẻ ngoài 6 tháng tuổi.

Nước trà xanh dùng để trị nấm miệng cho trẻ hiệu quả nhanh chóng và an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Tinh dầu hạt bưởi: Pha loãng 7-8 giọt tinh dầu hạt bưởi trong khoảng 30 ml nước. Sử dụng dung dịch này để lau lưỡi, miệng cho bé sau mỗi lần bú.

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, do đó mẹ cần kiên trì điều trị thì mới dứt hẳn.

Một số ông bố bà mẹ do chưa hiểu rõ về nấm lưỡi nên luôn muốn tìm mọi cách để cạo các mảng trắng này đi. Nhưng đây là hành động sai lầm vì có thể sẽ khiến bé chảy máu lưỡi, làm tình trạng viêm ngày càng nặng hơn.

Khi vệ sinh miệng, chúng ta hãy dùng gạc hoặc khăn xô chà nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc cho bé.

Cách phòng bệnh tốt nhất là mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày - Ảnh minh họa: Internet

Nếu bé vẫn đang bú mẹ, mẹ hãy vệ sinh núm vú sạch sẽ trước khi cho con bú để nấm không lây lan.

Để phòng ngừa bệnh, mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ ngăn chặn vi khuẩn lây lan, phát triển. Lưu ý là mẹ không được sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì có thể gây ngộ độc.

Ngay khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi, mẹ cần có biện pháp xử lý ngay. Điều trị càng chậm càng làm cho bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của bé. Với những cách trị nấm miệng nêu trên hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng cho trẻ tốt nhất.