Trẻ sơ sinh bị lên kê là gì?

Mụn kê, hay còn gọi là mụn sữa hoặc nang kê theo dân gian. Theo các bác sĩ thì kê (Milia) xuất hiện do sự ứ đọng của hormone nhận từ mẹ, các chất bã, mồ hôi hay bụi bẩn…trên da bé. Đây chính là một bệnh đơn giản hay gặp ở trẻ sơ sinh.

Các nốt kê thường không gây đau, ngứa và thường xuất hiện ở vùng dễ thấy trên cơ thể trẻ như trán, cằm, gò má, mũi. Một số trẻ có thể xuất hiện kê ở bắp tay. Mụn kê có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở trẻ sơ sinh (40%) hoặc dưới 1 tuổi.

Rôm sảy, mụn kê thường gây ngứa ngáy khó chịu cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện kê ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Nhưng theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ sự ứ đọng của nhiều chất bã bên dưới da hoặc do hormone mà bé nhận từ mẹ.

Những nốt mụn kê này cũng thường bị bao bọc bởi một vùng da hơi tấy đỏ. Và chúng sẽ càng đỏ tấy hơn khi cơ thể bé nóng lên hay da bị kích thích do tiếp xúc với một trong các yếu tố như sữa mẹ, nước bọt, cũng như các chất tẩy rửa.

Chính vì vậy khi phát hiện trẻ bị kê thì các mẹ khá lo lắng và tìm nhiều cách chữa nhanh cho con. Trong đó, vấn đề trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì càng được quan tâm nhiều hơn.

Mụn kê khá phổ biến ở các bé sơ sinh vì chiếm tỷ lệ tới 40% - Ảnh minh họa: Internet

Kê ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh lên kê thường xảy ra vào lúc mới sinh hoặc vài tuần sau khi sinh. Thông thường thì các nốt mụn kê ở trẻ chỉ làm ảnh hưởng về thẩm mỹ trên da hoặc là căn bệnh trẻ em bình thường chứ không có tác hại gì nghiêm trọng.

Mùa nóng là thời gian chứng mụn kê ở trẻ sơ sinh xuất hiện khá nhiều. Hầu hết các nốt kê thường lành tính, không quá nguy hiểm và chỉ cần áp dụng cách chữa trị phù hợp thì bé sẽ hết bệnh nhanh chóng và không để lại sẹo nhiều.

Dù hiện tượng kê ở trẻ sơ sinh không có gì đáng ngại và chỉ kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy cơ địa của trẻ cũng như phụ thuộc vào cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhưng cũng không phải là tuyệt đối an toàn, dễ bỏ qua.

Nhất là khi phát hiện bệnh thì nhiều bố mẹ đã cuống quýt, không biết làm gì, không rõ trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cho mau khỏi nên dễ dẫn đến nóng lòng tìm cách chữa hết cho bé.

Thậm chí lạm dụng nhiều cách chữa kê cho trẻ sơ sinh không phù hợp và hết sức tai hại, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bé.

Bé bị kê không quá nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh

Trên thực tế, quá trình chữa mụn kê cho bé không khó hay kéo dài. Vấn đề quan trọng là các mẹ phải chọn đúng phương pháp để vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp con nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau, ngứa nhanh chóng.

Để tìm câu trả lời cho vấn đề trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cho mau khỏi mà vẫn không ảnh hưởng đến sức khỏe thì trước tiên các mẹ phải chú ý giữ vệ sinh cẩn thận cho trẻ trong giai đoạn bị kê, sau đó mới đến chọn loại lá tắm cho bé.

Để việc điều trị mụn kê ở trẻ sơ sinh dễ dàng và đúng cách, tốt nhất là các mẹ nên lưu ý tắm rửa hàng ngày cho trẻ với nước sạch đun sôi để nguội. Hoặc mẹ cũng có thể dùng sữa tắm dưỡng ẩm nhẹ nhàng dành cho trẻ sơ sinh.

Sau khi tắm xong mẹ cũng đừng quên công đoạn lau khô người và cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, không khí trong phòng ngủ cũng cần được mát mẻ để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì là vấn đề nhiều mẹ quan tâm - Ảnh minh họa: Internet

Khi tắm rửa hằng ngày cũng như lúc vệ sinh những chỗ da bị kê cho bé, mẹ nên chọn nước sạch đun sôi và để nguội là tốt nhất cho đến khi tình trạng đỡ hơn rồi mới chọn loại lá thích hợp cho bé. Lưu ý là nước nấu để tắm cho bé bị kê không nên quá nóng vì sẽ gây hoặc làm thêm vết phồng rộp cho da của bé.

Lúc vệ sinh cho bé mẹ hãy làm thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da hay gây đau khiến con quấy khóc.

Không nhất thiết phải dùng sữa tắm khi tắm rửa cho bé. Nhưng cần nhất là phải thấm khô người cho bé sau khi tắm bằng khăn mềm.

Thường xuyên cắt móng tay cho bé, tránh để xảy ra tình trạng con cào gãi hay nghịch mụn.

Trẻ sơ sinh bị kê nên tắm gì?

Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì luôn là điều bố mẹ quan tâm. Vì cách chữa kê bằng tắm lá khá an toàn mà lại hiệu quả. Nhất là đối với những dạng bệnh ngoài da khá lành tính thế này.

Việc áp dụng kinh nghiệm dân gian chữa kê cho trẻ thể hiện bằng dùng các loại lá như lá riềng, lá khế, lá sài đất,... được nhiều phụ huyên tin dùng. Đây được xem là cách khá an toàn để mụn nhọt hay nốt kê trên da bé nhanh chóng biến mất.

Sử dụng các loại cây cỏ - dược liệu quen thuộc cũng là cách chữa kê được rất nhiều chị em áp dụng cho con vì mang lại hiệu quả cao, có khi chỉ sau 1 vài lần tắm.

Tắm nước thảo dược thanh nhiệt là biện pháp chữa kê hữu hiệu cho bé - Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, điều mà chị em cần chú ý là khi rửa lá thảo dược là phải làm thật kỹ và cẩn thận. Các mẹ cần lưu ý chọn tìm mua nơi uy tín, sơ chế sạch để loại bỏ hầu hết chất bẩn.

Có như vậy mới tránh các loại vi khuẩn hay giảm thấp nhất lượng thuốc trừ sâu gây hại. Đây cũng là cách để đảm bảo cho các loại lá tắm phát huy tối đa công dụng và hiệu quả.

Vì chọn cách cho trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì thì cũng là để da trẻ tiếp xúc trực tiếp với các loại lá nên làm không tốt sẽ gây nhiễm trùng, thậm chí khiến tình trạng mụn càng nặng hơn.

Để điều trị mụn kê nhanh chóng cho trẻ thì mẹ nên cho trẻ tắm nước sạch đun sôi để nguội và dần thay thế bằng nước lá khế, lá giềng.

Kê ở trẻ sơ sinh không đau, không ngứa nhưng nếu để kéo dài sẽ ảnh hướng đến sức khỏe của trẻ vì hay quấy khóc, mất ngủ - Ảnh minh họa: Internet

1. Dùng lá riềng tắm cho trẻ bị kê

Mẹ mua hoặc hái từ vườn nhà lấy một nắm lá giềng. Mang đi cọ sạch phần lông trên mặt lá rồi mới cho vào nồi đun lấy nước cho bé tắm.

Lá riềng là một loại thảo dược rất lành tính và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa mụn kê ở trẻ nhỏ.

Chỉ cần 200g lá riềng đã cạo sạch lông ở 2 mặt lá, đem rửa sạch và bỏ vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước là đã trở thành một nồi nước tắm cho trẻ sơ sinh bị kê phù hợp. Mẹ nên tắm cho bé khi nước còn ấm nhẹ. Trước khi cho bé vào tắm nên bỏ bã lá để bé thoải mái hơn.

2. Dùng lá chè xanh

Chọn mua 200g lá chè xanh từ nơi có uy tín. Sau đó mẹ mang đi ngâm muối và rửa sạch. Tiếp theo là công đoạn vò nát và đem đun sôi với khoảng 2 lít nước. Cuối cùng bạn để nguội và tắm cho bé 3 lần/tuần.

3. Dùng lá khế tắm cho trẻ sơ sinh bị kê

Các mẹ chuẩn bị một ít lá khế sạch rồi đem rửa sạch, sau đó đun nước tắm cho bé. Tình trạng mụn kê trên người bé sẽ hết sau vài lần tắm.

Nếu thắc mắc trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì thì dùng lá khế chính là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời dành cho mẹ.

Nếu thắc mắc trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì thì lá khế chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho mẹ - Ảnh minh họa: Internet

Những chú ý dành cho mẹ khi bé bị kê

Biết được cho trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì để mau khỏi là điều quan trọng nhưng cũng cần lưu đến chế độ ăn uống của mẹ. Vì trong thời gian trẻ còn nhỏ, lượng dinh dưỡng chủ yếu đến từ nguồn sữa mẹ.

Chính vì vậy, nếu muốn chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh tại nhà thì các mẹ nhớ ăn uống thật nhiều thực phẩm cho tính mát. Đặc biệt là tránh ăn các loại thực phẩm tanh và dễ gây dị ứng. Nhất là khi cho con bú, mẹ cần giữ gìn cẩn thận, đừng để sữa bắn lên mặt em bởi có thể làm kích ứng da khi chạm vào các nốt kê.

Ngoài ra, chị em cũng không nên vì sốt ruột sợ bé đau mà chạm tay hay chà xát lên các đốm mụn. Làm thế sẽ khiến cho tình trạng trở nên xấu hơn vừa không hợp vệ sinh cho bé. Nếu cần thiết phải chạm vào mặt em bé, bạn phải luôn nhớ luôn rửa tay mình sạch sẽ.

Không được bôi bất cứ loại thuốc nào khi trẻ bị kê nếu chưa hỏi ý kiến bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Khi bé bị kê nên cho bé mặc quần áo thoáng mát và rộng rãi. Tuyệt đối đừng để bé bị nóng bức. Điều này sẽ làm mụn lây lan nhiều hơn. Mẹ cũng cần cố gắng giữ da mặt con khô thoáng, sạch sẽ mỗi ngày. Nếu thấy trẻ ra mồ hôi thì dùng khăn vải bông nhẹ nhàng lau đi.

Thông thường thì trẻ bị kê không cần bôi thuốc cũng tự khỏi theo thời gian, nhưng nhiều bố mẹ vì quá lo cho con nên ngoài việc tìm hiểu xem trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì cũng kết hợp tìm thuốc để bôi ngoài da cho bé mau khỏi.

Tuy nhiên khi làm việc này phải cẩn thận và xin ý kiến bác sĩ vì một số loại thuốc có thể gây dị ứng trên da. Cũng vì lý do đó mà việc bôi thuốc không được khuyến khích dùng cho trẻ bị kê.

Ngoài ra mẹ cũng nên tránh thoa cả kem chống nắng hay kem dưỡng da lên vùng da bị kê của trẻ sơ sinh theo một số cách chữa truyền tai nhau. Vì đây là phương pháp chưa được kiểm chứng nên rất nguy hiểm. Thậm chí nó sẽ càng làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhiều hơn làm chứng kê nặng hơn.