Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người.

Dạ dày với môi trường acid đặc trưng khiến vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme có tên gọi là Urease giúp nó trung hòa được nồng độ acid trong bộ phận này.

Nhiều người khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn HP thường vô cùng lo lắng không biết vi khuẩn HP có gây ung thư không. Trên thực tế, vi khuẩn HP có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên chứng loét dạ dày, tá tràng cũng như ung thư dạ dày nhưng tỷ lệ rất thấp.

HP là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người - Ảnh minh họa: Internet

Theo nghiên cứu khoa học gần nhất, chỉ có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư nên nếu bạn đang lo lắng vấn đề này thì có thể yên tâm nhiều hơn.

Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP có lây không? Virus HP có lây không? Vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không? Câu trả lời là loại khuẩn này hoàn toàn có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường đi của vi khuẩn, virus gây bệnh.

Thông thường vi khuẩn HP lây qua 3 con đường chính: Qua sự tiếp xúc trực tiếp từ miệng, qua đường phân – miệng, qua đường ăn uống mà không có biện pháp phòng ngừa, dạ dày – dạ dày,….

1. Đường miệng - miệng

Vi khuẩn HP có lây qua đường nước bọt không? Câu trả lời là có và cụ thể hơn đây còn là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Chúng lây lan từ người mắc bệnh sang người lành do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP chính là đường miệng - miệng - Ảnh minh họa: Internet

2. Đường phân - miệng

Vi khuẩn HP sau khi được đào thải qua phân và là nguồn lây lan nguy hiểm sang cộng đồng. Nhất là khi có thói quen sinh hoạt không cẩn thận, hay ăn đồ sống thì càng dễ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP.

3. Đường khác

Ngoài đường miệng và đường phân - miệng thì nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP qua những đường khác nhau cũng đáng lo ngại. Nếu bạn đang thắc mắc vi khuẩn HP dạ dày có lây không, vi khuẩn HP có lây qua hơi thở không hay vi khuẩn HP có lây qua đường ăn uống không thì phần nội dung dưới đây sẽ là câu trả lời bạn đang cần.

Khi những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP khám chung các thiết bị y tế như nội soi tai mũi họng, soi dạ dày hoặc dùng chung dụng cụ nha khoa,... mà không được tiệt trùng cẩn thận thì nguy cơ lây bệnh rất cao.

Chính vì vậy, việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng hay sau khi dùng cho các đối tượng khác nhau là vô cùng cần thiết để tránh lây nhiễm HP cũng như xóa tan nỗi lo vi rút HP có lây không.

Bất kỳ người bình thường nào cũng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Thống kê mới nhất cho thấy trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tùy vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, khu vực địa lý hay thói quen sinh hoạt và chất lượng sống mà tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau.

Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ và mớm thức ăn cho trẻ....

Tuy có tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao nhưng rất nhiều trường hợp người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng hay biến chứng cụ thể nào trên đường tiêu hóa khiến việc điều trị khó khăn hơn và nguy cơ lây nhiễm cũng khá cao.

Điều này càng làm nhiều người hoang mang khi đã phát hiện bệnh rằng vi khuẩn HP có lây không hay vi khuẩn HP có lây từ mẹ sang con không.

HP trong dạ dày có thể không gây bệnh nhưng khi đã trong cơ quan này, chúng sẽ lợi dụng sự thay đổi từ môi trường và trở thành nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý về dạ dày nguy hiểm như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,…

Vi khuẩn HP ẩn náu dưới lớp niêm mạc dạ dày có thể gây ra các biến chứng bệnh phức tạp - Ảnh minh họa: Internet

Việc chẩn đoán nhiễm HP còn gặp nhiều hạn chế do người bệnh chỉ đến các cơ sở y tế xét nghiệm chẩn đoán và điều trị khi đã có những biểu hiện nặng của bệnh.

Bên cạnh đó, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP tương đối cao hơn những loại vi khuẩn khác, mà tỉ lệ tái mắc cũng cao.

Xét nghiệm vi khuẩn HP

Để biết chính xác bản thân hay người thân đã nhiễm vi khuẩn HP chưa và để xóa bỏ nỗi lo vi rút HP có lây không, phải tiến hành một số xét nghiệm như:

1. Nội soi dạ dày

Đây là kĩ thuật lấy mẫu bệnh ở dạ dày, người bệnh rồi mới tiến hành test Urease nhằm xác định tình trạng nhiễm HP thế nào. Việc xét nghiệm này còn giúp bạn tránh được lo âu, căng thẳng về vấn đề vi khuẩn HP trong dạ dày có lây nhiễm không.

2. Test thử urease

Test thử urease là kĩ thuật test sự tồn tại của vi khuẩn HP qua hơi thở. Hơi thở của người nghi ngờ mắc bệnh sẽ được thổi vào dụng cụ test và được đánh giá trên một thiết bị phân tích có chỉ số. Bác sĩ sẽ đánh giá xem kết quả có dương tính với vi khuẩn HP hay không.

Ngày nay, người ta thường xuyên dùng kỹ thuật này vì cho ra được kết quả có độ chính xác cao. Quá trình tiến hành xét nghiệm cũng đơn giản và không cần can thiệp xâm lấn qua nội soi dạ dày phức tạp.

 Việc dùng chung bàn chải đánh răng khiến vi khuẩn HP dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnhẢnh minh họa: Internet

3. Xét nghiệm phân

Vì vi khuẩn HP sẽ được đào thải qua phân người nhiễm bệnh, từ đó lây lan qua nhiều người đang khỏe mạnh nên việc xét nghiệm phân cũng là một biện pháp giúp sớm nhận biết bệnh.

Quá trình xét nghiệm phân bắt đầu bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để xác định có HP trong phân không. Qua đó, chuyên gia xét nghiệm sẽ kết luận được có HP trong dạ dày người nghi ngờ mắc bệnh không.

Cũng như test thử Urease, phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng do kết quả cho ra thường chính xác mà lại dễ thực hiện.

4. Xét nghiệm máu

Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể để kháng lại HP. Kháng thể này có trong máu vì vậy có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm ra kháng thể.

Dù vậy, việc xét nghiệm này ít được sử dụng trong chẩn đoán, nhất là trong việc theo dõi hiệu quả điều trị HP. Vì kết quả có thể sai lệch nhiều. Nguyên nhân chính là dù có loại bỏ hoàn toàn HP thì kháng thể kháng HP cứng đầu vẫn tồn tại trong máu. Khi đó kết quả dương tính có thể là dương tính giả.

Cách điều trị vi khuẩn HP

Việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP là vấn đề tương đối nan giải do bản thân việc phát hiện bệnh và xác định vi rút HP có lây không thường khá trễ. Mặt khác người bệnh cũng rất dễ nhiễm HP trở lại.

Không dùng chung các vật dụng trong ăn uống như chén nước mắm chấm với người bệnh cũng là một cách hạn chế tình trạng lây lan của virut HP - Ảnh minh họa: Internet

Theo phương pháp điều trị thông thường, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sẽ sử dụng kháng sinh trong 2 tuần để loại bỏ dần và đi đến tiêu diệt HP. Bước tiếp theo là duy trì điều trị thêm từ 4 đến 8 tuần nữa để chữa khỏi hẳn chứng viêm loét dạ dày tá tràng hay đi kèm theo.

Tuy nhiên, cách chữa trị này rất dễ gây ra tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị cùng với chế độ ăn uống cùng sinh hoạt khoa học, hợp vệ sinh để tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP.

Sau đây là một số thuốc thường hay dùng để điều trị HP cũng như xóa bỏ nỗi lo vi rút HP có lây không: Amoxicilin, Tinidazol, Clarithromycin, Metronidazol.

Ăn gì để diệt vi khuẩn HP?

1. Củ nghệ

Củ nghệ là một loại gia vị quen thuộc trong nguồn thực phẩm ngày thường. Đây còn là một vị thuốc tự nhiên có khả năng có thể kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn HP. Trong khẩu phần ăn ngày thường, chỉ cần dùng nghệ thường xuyên là bạn đã giúp ngăn chặn cũng như phòng ngừa sự sinh sản của vi khuẩn HP.

2. Quả việt quất

Quả việt quất là loại trái cây mang lại một số lợi ích đáng kể trong việc diệt vi khuẩn helicobacter Pylori (HP). Công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Israel đã rút ra kết luận rằng nước ép từ trái việt quất có thể giúp chống lại vi khuẩn HP trong dạ dày. Qua đó làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter Pylori.

Quả việt quất có một số lợi ích hỗ trợ diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) Ảnh minh họa: Internet

3. Bông cải xanh và cải bắp

Bông cải xanh cùng với những loại thuộc họ rau cải khác như bắp cải, củ cải, súp lơ, cải xoăn… đều là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất isothiocyanate, còn được gọi là sulforaphane. Đây là chất có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả, giải trừ mối lo vi rút hp có lây không. Chính vì vậy rất cần thêm hai loại rau này vào các bữa ăn của bệnh nhân nhiễm khuẩn HP.

4. Mật ong

Mật ong là thành phần đóng vai trò quan trọng trong biện pháp điều trị HP tại nhà. Bên cạnh đó, việc dùng các sản phẩm làm từ mật ong cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe.

Mật ong là một thành phần trong biện pháp điều trị HP tại nhà - Ảnh minh họa: Internet

Mật ong không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, sát khuẩn mà còn có thể loại bỏ vi khuẩn HP khỏi dạ dày vì sở hữu hydrogen peroxide tự nhiên.

Cách phòng ngừa vi khuẩn HP

Để phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả nhất là trong ăn uống và sinh hoạt, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên tuân thủ các biện pháp sau:

1. Trong ăn uống

Sau khi tìm hiểu xem vi rút HP có lây không và rút ra kết luận chúng dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua đường ăn uống thì có thể nhận thấy cần phải áp dụng một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống dưới đây:

Tuân thủ việc ăn chín, uống sôi và giữ vệ sinh vật dụng nấu ăn sạch sẽ.

Không dùng chung các vật dụng trong ăn uống như chén nước mắm chấm. Mỗi người nên có 1 chén nhỏ. Không dùng đũa mình đã ăn qua gắp thức ăn cho người khác.

Tránh ăn uống tại những quán ăn không hợp vệ sinh vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh dạ dày, tiêu chảy, nhiễm khuẩn HP…

Bỏ thói quen đút mớm thức ăn cho trẻ, nhất là khi đang nghi ngờ bị nhiễm khuẩn HP.

Hạn chế dùng các món chưa chín và có nguy cơ gây bệnh cao như rau sống, tiết canh, gỏi cá, mắm sống,…

2. Trong sinh hoạt

Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống phải rửa tay sạch sẽ.

Nếu nhà bạn có nuôi thú cưng thì nên thường xuyên tắm gội cho chúng để tránh mối lo vi rút hp có lây không - Ảnh minh họa: Internet

 

Nhà có nuôi thú cưng phải thường xuyên tắm gội cho chúng.

Mỗi gia đình nên có một nhà vệ sinh riêng và không nên phóng uế bừa bãi vừa làm mất mỹ quan môi trường lại vừa làm tăng nguy cơ phát tán vi khuẩn HP.

Luôn có ý thức giữ và dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, thoáng mát nhất là khu vực nhà bếp.