Mách bạn cách chữa bỏng nước sôi cho hiệu quả ngay lập tức không phải ai cũng biết
Bỏng là gì?
Bỏng là một loại tổn thương da do bức xạ, ma sát, hóa chất, điện, nhiệt… Trên thực tế, bỏng ảnh hưởng đến bề mặt da, thậm chí nó ăn sâu vào tất cả các lớp da. Bỏng không chỉ gây hỏng mô mà còn ảnh hưởng đến xương và cơ bắp.
Sơ cứu bỏng kịp thời – việc làm rất quan trọng
Khi nấu ăn, đun nước sôi… tai nạn bỏng nước sôi có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với mọi đối tượng. Sau khi bỏng, điều cần thiết nhất đó là sơ cứu đúng, đây là cách chữa bỏng nước sôi ngay từ khi mới bị bỏng. Bước đầu tiên của việc sơ cứu chính là xác định mức độ tổn thương của vết bỏng để có cách sơ cứu phù hợp
Bỏng nhẹ - độ 1 và độ 2
Biểu hiện: Bỏng độ 1 và độ 2 thường là nơi da bị bỏng có màu đỏ, chỗ da đỏ sưng tấy lên, đặc biệt rất đau và rát.
Nguyên nhân: Ở độ 1 và độ 2 bỏng thường xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày như do nước nóng, không may chạm phải vật có nhiệt độ cao như nồi niêu, chảo đang đun trên bép, bàn là đang dùng, rán mỡ bắn…
Bỏng ở độ 1, chỉ có lớp ngoài của da bị tổn thương. Bỏng ở độ 2, mức độ tổn thương sâu hơn, có thể gây ra tổn thương tới lớp biểu bì. Khi bị bỏng độ 1 và độ 2 có thể xử trí tại chỗ như sau:
Giảm nhiệt độ tại chỗ: Người bị bỏng nên tìm cách giảm nhiệt tại chỗ vết bỏng bằng cách nhúng ngay nơi bị bỏng vào nước sạch, tốt nhất là xả dưới vòi nước mát trong 10 hoặc 15 phút hoặc lâu hơn cho đến khi cơn đau giảm. Nếu không có điều kiện (không có tại chỗ vòi nước) có thể dùng khăn vải sạch, thấm nước mát áp vào vết bỏng.
Băng phủ vết tổn thương: Dùng băng gạc y tế vô khuẩn hoặc băng vải sạch tự tạo (nếu không có điều kiện) để băng lên tổn thương. Chú ý không sử dụng loại băng vải có nhiều xơ lông. Không băng ép mạnh khiến vết phỏng bị vỡ.
Dùng thuốc giảm đau: Trong bỏng độ 1 không cần thuốc giảm đau. Tuy nhiên vẫn có người có thể đau không chịu được. Khi đó cần mua thuốc để giảm đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định đúng trong từng trường hợp.
Nốt bỏng nhỏ thường lành dần mà không cần điều trị gì thêm. Nhưng nếu có các dấu hiệu nhiễm khuẩn như: đau tăng lên, tấy đỏ, sốt, vết bỏng có dấu hiệu chảy nước… cần phải đến bệnh viện.
Chú ý:
- Không sử dụng nước đá trực tiếp trên vết bỏng.
- Không bôi mỡ, dầu ăn, kem đánh răng… lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm khuẩn. Vì vậy, chúng ta thường có sai lầm với việc chữa bỏng bằng kem đánh răng.
- Không làm vỡ mụn nước: vì làm vỡ mụn nước thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn sẽ tăng.
Đối với bỏng nặng hơn
Biểu hiện: Mức độ tổn thương sâu, liên quan đến tất cả các lớp của da và thậm chí cơ và xương có thể bị ảnh hưởng. Diện tích bỏng lớn (chiếm từ 15% diện tích da cơ thể ở người lớn và 10% ở trẻ em). Vết bỏng trắng nhợt hoặc xám lại, khô cứng và mất cảm giác (không đau).
Nguyên nhân: Những vết thương nặng này thường là do cháy nhà, hoặc trong một vụ cháy tương đối lớn. Đối với nạn nhân bị bỏng nặng chúng ta cần:
Gọi cấp cứu khẩn cấp để nhận được sự trợ giúp y tế nhanh chóng. Trước khi lực lượng y tế đến, nên làm các bước sau:
- Không loại bỏ quần áo bị cháy: Tuy nhiên, phải bảo đảm rằng nạn nhân không còn tiếp xúc với các vật liệu cháy âm ỉ hoặc tiếp xúc với khói hoặc nhiệt.
- Không nhúng vết bỏng lớn trong nước lạnh: Làm như vậy có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt), giảm huyết áp và có thể sốc.
- Kiểm tra các dấu hiệu sống: Nếu không có hơi thở hoặc dấu hiệu sống khác, ngay lập tức bắt đầu cấp cứu tim phổi.
- Che phủ khu vực các nốt bỏng: Sử dụng vải ẩm hoặc khăn ẩm, băng vô trùng.
Một số cách chữa bỏng nước sôi dân gian
Với những vết bỏng ở mức độ nhẹ, không đau rát hoặc vùng vết thương nhỏ thì sau khi sơ cứu, có thể chữa ngay tại nhà với những bài thuốc từ dân gian.
Nước lạnh – cách chữa bỏng nước sôi đơn giản
Một trong những bí quyết tốt nhất về cách điều trị bỏng trên tay là nước lạnh. Đây là cách rẻ tiền để chữa lành các vết bỏng ở nhà. Bạn muốn làm dịu vết bỏng ngay tức thì, hãy làm điều sau:
Đổ nước lạnh vào khu vực bị bỏng và ngâm một vài phút. Ngoài ra, bạn có thể áp gạc lạnh trên vùng da bị bỏng và giữ trong vài phút.
Bạn có thể lặp lại cách này mỗi giờ để giảm bớt đau đớn và bất tiện. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng viên đá vì đá có thể hạn chế lưu thông máu và làm tổn thương các mô trên da
Chữa bỏng bằng nha đam
Nha đam là một loại cây có rất nhiều công dụng tốt đối với việc làm đẹp, ngoài ra nó có thể là liều thuốc chữa bỏng rất hiệu quả với những các trường hợp bỏng nước sôi, bỏng dầu ăn.
Cách làm đơn giản là gọt bỏ lớp vỏ ngoài và lấy phần trong lá nha đam đắp lên vết bỏng vừa có tác dụng làm mát, giảm đau rát vừa giúp vết thương mau lành. Khi miếng đắp khô, bỏ ra và đắp miếng khác lên, lặp lại nhiều lần trong ngày có thể giúp vết thương nhanh lành và lại hạn chế để lại sẹo.
Chữa bỏng bằng mật ong
Mật ong là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bỏng bởi vì nó có thể chữa lành vết bỏng và vết thương do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn.
Mật ong có thể giúp nhanh liền sẹo và sau đây là cách sử dụng mật ong cho vết bỏng: Sử dụng một miếng băng và thoa mật ong vào, sau đó bạn đắp lên vùng da bị bỏng, để vài giờ và thay băng 3 - 4 lần mỗi ngày.
Chữa bỏng bằng lòng trắng trứng
Sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước lạnh để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà hoặc vịt, cho vào chén rồi khuấy đều, sau đó ngâm vết bỏng vào.
Hoặc bạn có thể dùng băng gạc thấm lòng trắng trứng rồi thoa lên vết bỏng, một ngày làm khoảng 4 lần, đây sẽ là cách chữa vết bỏng bị phồng rộp rất hiệu quả.
Cách chữa bỏng bằng lá bỏng hiệu quả
Không phải ngẫu nhiên mà người ta đặt tên cho loại cây này là cây lá bỏng. Bởi chúng rất mọng nước nên công dụng tương tự nha đam, lá mọc đối xứng, phiến lá dày, hoa màu hồng hay đỏ. Dùng lá này đắp lên các vết bỏng sẽ có tác dụng làm lành và làm mát vết thương nhanh chóng, đồng thời hạn chế tổn thương trên da.
Lá bỏng còn có tác dụng trị sẹo do bỏng gây ra. Để trị sẹo với lá phải bỏng, bạn thực hiện như sau:
- Lấy 2 đến 3 lá phải bỏng rửa sạch và giã lấy nước. Sau đó dùng nước lá bỏng đắp lên các vết sẹo, để khoảng 30 phút thì rửa sạch với nước lạnh.
- Hàng ngày bạn có thể áp dụng cách làm trên 2 đến 3 lần để có hiệu quả cao nhất. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì cũng nên cố gắng thực hiện mỗi ngày 1 lần.
Chữa bỏng bằng khoai tây
Những lát khoai tây là biện pháp hữu hiệu để điều trị bỏng trên tay trong thời gian ngắn vì chúng có đặc tính làm dịu và chống kích ứng. Đây là cách chữa bỏng nước sôi hiệu quả, đặc biệt là bỏng trên tay. Bằng cách sử dụng khoai tây sống, bạn có thể giảm nguy cơ mụn nước và đau đớn.
Cắt khoai tây thành lát khác nhau và thoa chúng lên vết bỏng trong vòng 15 phút, sau đó bỏ các lát khoai tây ra. Ngoài ra, bạn có thể để cả một củ khoai tây tươi và xoa lên vết bỏng trong vòng 15 phút. Ngay sau khi bị bỏng nên sử dụng phương pháp này càng sớm càng tốt để có được kết quả tốt nhất.
Chữa bỏng bằng túi lọc trà đen
Bạn cho túi lọc trà vào nước lạnh trong vài phút rồi chà nhẹ lên vết bỏng, hoặc cũng có thể để túi trà trên vết bỏng rồi dùng băng gạc quấn lại cố định. Chất tanin trong trà đen có tác dụng làm dịu sức nóng do vết bỏng gây ra.
Cách chữa bỏng nước sôi bằng giấm
Giấm có đặc tính khử trùng và chất làm se chân lông, rất hữu ích trong việc chữa bỏng nhẹ và nhiễm trùng. Pha loãng giấm (bạn có thể chọn giấm táo hoặc giấm trắng) trong nước, sau đó rửa sạch vùng da bị bỏng. Quấn quanh vùng da bị bỏng một miếng vải mềm đã được ngâm trong giấm. Thay băng mỗi 2 - 3 giờ một lần.
Chữa bỏng bằng dầu mù u
Thành phần trong dầu mù u có khả năng giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, giúp tái tạo các mô hạt, làm liền sẹo và làm lành vết bỏng nhanh chóng. Bôi dầu mù u vào vết bỏng giúp làm giảm đau tức thì, phục hồi vùng tổn thương và giúp vùng tổn thương không để lại sẹo.
Tóm lại, qua bài viết này chúng ta đã biết được một số cách chữa bỏng nước sôi hiệu quả tại nhà. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà chúng ta nên có cách xử trí khác nhau và khi cần thiết phải đưa nạn nhân đến bệnh viện để nhận được sự chăm sóc và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....