Mật ong là sản phẩm kết tinh từ các thành phần thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng và bảo quản mật ong sao cho đảm bảo được nguồn dinh dưỡng.

Mật ong là sản phẩm kết tinh từ các thành phần thiên nhiên, rất tốt cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Cách bảo quản mật ong được lâu

Bạn có thể bảo quản mật ong trong bao lâu? Nhiều người nói mật ong để càng lâu càng tốt, thậm chí để bao lâu cũng được. Đây là thông tin hoàn toàn sai lầm. Lúc này, mật ong vẫn còn vị ngọt nhưng nhưng lượng dinh dưỡng đã bị phân hủy. Tốt nhất nên sử dụng hết mật ong rừng trong vòng 2 năm, mật ong  nuôi trong vòng 3 năm.

Sau khi lấy mật ong khỏi sáp, bạn cho mật ong vào chai, lọ hay hũ thủy tinh để sử dụng dần - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người thích để nguyên mật ong trong sáp, khi dùng thì bẻ hay xắt lấy 1 miếng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên vắt bỏ phần mật ra khỏi sáp càng sớm càng tốt. Tối đa trong vòng 5 đến 6 tháng, phải vắt mật ra khỏi sáp. Nếu để quá lâu, sáp sẽ gây lên men, mật lẫn sáp sẽ bị chua và hỏng.

Sau khi lấy mật ong khỏi sáp, bạn cho mật ong vào chai, lọ hay hũ thủy tinh để sử dụng dần. Bạn phải biết cách đóng gói mật ong và chọn vật liệu bằng thủy tinh để đảm bảo lưu giữ được lâu hơn. Đồng thời, đây cũng dụng cụ đựng mật ong tốt nhất, vì tính thẩm mĩ, độ sạch.

Nếu mật ong để trong chai nhựa, nên chọn sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi.

Nếu mật ong để trong chai nhựa, nên chọn sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi - Ảnh minh họa: Internet

Khi đã cho mật ong vào chai, lọ, bạn đặt chúng ở nơi khô thoáng, mát mẻ. Nếu đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời xuyên chiếu, mật sẽ nhanh đổi màu, biến chất, lên men và bị chua.

Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở nơi có khí hậu lạnh, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh. Nên đặt mật ong ở những giá, kệ tủ bếp, tránh nơi có bình gas, bếp điện.

Lưu ý, khi bảo quản mật ong rừng, không nên đóng kín nắp. Mật ong rừng tạo khí gas rất nhiều, đặc biệt khi thời tiết nóng, nếu đóng nắp quá chặt, khi mở nắp, rất dễ mật bị phun, trào ra ngoài.

Tốt nhất, hãy dùng tay vặn chặt nắp, nhẹ xoay ngược theo chiều ngược lại 1 chút, làm sao để có không khí lưu thông, nhưng không đủ rộng để cho kiến, hay các côn trùng khác chui vào chai mật.

Có nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh?

Không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh - Ảnh minh họa: Internet

Cách bảo quản mật ong trong tủ lạnh là hoàn toàn sai lầm. Điều này khiến mật ong sẽ nhanh bị kết tinh, chất lượng bị giảm dần. Chỉ cần bảo quản mật ong tại nơi thoáng mát, tránh ánh sáng, tránh nhiệt độ cao là được.

Mật ong bị đóng đường phải làm sao?

Một số loại mật ong (bao gồm cả mật nuôi & mật rừng) rất khó bị Kết tinh, đóng đường, bao gồm: Mật ong hoa nhãn, mật ong hoa cà phê, mật ong rừng cuối mùa (màu đen sậm, đặc), mật ong đã được xử lý hóa học.

Nếu mật ong bị đóng đường mà được đựng trong bình hay hũ rộng miệng, dùng thìa để xúc ra sử dụng, pha nước ấm để uống, hoặc cho vào các món ăn tùy thích. Làm cách này sẽ giữ được chất lượng mật tốt nhất như khi ban đầu ở dạng lỏng. Nếu đựng ở chai miệng nhỏ, phải rã đông mật.

Nếu mật ong bị đóng đường mà được đựng trong hũ rộng miệng, dùng thìa để xúc ra sử dụng, pha nước ấm để uống, hoặc cho vào các món ăn tùy thích - Ảnh minh họa: Internet

Theo đó, chỉ cần dùng nước ấm từ  60 đến 90 độ C, một cái chậu nhỏ. Đổ mật ong đã bị kết tinh ra 1 hũ rộng miệng hoặc bát to. Nếu mật ong bị kết tinh dưới đáy chai, bạn nên cho chai mật ong đã bị đóng đường vào trong chậu. Sau đó, đổ nước ngập phần mật bị kết tinh. Đặt chai mật nằm ngang trong chậu, vặn chặt nắp rồi đổ nước ngập chai. Xoay đều cho hơi nóng lan tỏa đều trong chai mật, giúp nó tan ra.

Cách làm mật ong hết bọt

Quá trình hút mật, vận chuyển, hàm lượng nước trong mật ong cao và bảo quản ở nhiệt độ cao cũng là một nguyên nhân quan trọng làm mật ong bị sủi bọt trắng. Nguyên nhân là mật ong chứa rất nhiều các enzym, protein, các axit amin có khả năng sinh bọt. Khi mở nắp bất ngờ, các bọt khí này sẽ bắn lên như khí ga, thậm chí còn có khả năng tạo tiếng nổ lớn, gây vỡ chai.

Quá trình vận chuyển, hàm lượng nước trong mật ong cao và bảo quản ở nhiệt độ cao cũng là một nguyên nhân quan trọng làm mật ong bị sủi bọt trắng - Ảnh minh họa: Internet

Khi mật ong bị sủi bọt, không được mở nắp chai ra ngay để tránh mật ong bị trào. Hãy đặt mật ong vào ngăn mát tủ lạnh để làm giảm nhiệt độ trong mật ong, giúp mật ong hết bọt. Đây là cách làm mật ong hết bọt nhanh nhất. Lưu ý, chỉ nên để một lúc để mật ong hết bọt rồi lấy ra. 

Sáp ong để được bao lâu?

Sáp ong thô sau khi lấy ra khỏi tổ, để được khoảng 3 – 4 ngày ở nhiệt độ thường - Ảnh minh họa: Internet

Sáp ong thô sau khi lấy ra khỏi tổ, để được khoảng 3 – 4 ngày ở nhiệt độ thường. Sau đó nhộng ong sẽ bắt đầu bị chết.

Để bảo quản sáp ông, bạn dùng dao cắt sáp ong tươi thành từng miếng vừa để vào một chiếc hộp nhựa rồi cho vào tủ lạnh để dùng dần. Cũng có thể cắt sáp ong tươi thành miếng nhỏ, đặt vào trong 1 chiếc bình, đổ ngập mật ong lên để bảo quản.

Tiêu chuẩn mật ong tốt 

Hàm lượng nước trong mật

Mật ong có chứa tỷ lệ nước thấp hơn 24% được xem là mật ong có chất lượng tốt. Nếu mật ong có tỷ lệ nước cao, khả năng nấm lên men sẽ cao hơn, tạo nên vị chua ở mật và làm giảm chất lượng của mật ong.

Mật ong có chứa tỷ lệ nước thấp hơn 24% được xem là mật ong có chất lượng tốt - Ảnh minh họa: Internet

Một cách đánh giá tương đối lượng nước trong mật là lấy 2 lọ mật ong chưa mở nắp niêm phong (cùng kích thước, nhiệt độ). Tiến hành xoay ngược 2 lọ và chờ xem các bong bóng nổi lên. Nếu lọ nào bong bóng nổi lên nhanh hơn thì chứa nhiều nước hơn.  

HMF (Hydroxymethylfurfural)

HMF là một hoạt chất sản sinh từ fructose (loại đường có tỷ lệ cao nhất trong mật ong). Thành phẩm này được hình thành dần trong quá trình lưu trữ và sản sinh rất nhanh khi mật ong bị làm nóng. Tỷ lệ HMF giúp người mua nhận biết thời gian bảo quản và tổng lượng nhiệt mà nó đã tiếp xúc.

Tỷ lệ HMF giúp người mua nhận biết thời gian bảo quản và tổng lượng nhiệt mà nó đã tiếp xúc - Ảnh minh họa: Internet

Trải qua thời gian lưu kho, đóng hộp và bày bán, lượng HMF lên tới 40mg/kg là đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt. Chỉ số này thường không phổ biến ở những nước có khí hậu nóng như Việt Nam. Thông thường, mật ong ở nước ta có lượng HMF lên tới 100mg/kg.

Màu sắc

Màu sắc của mật ong không thực sự phản ánh về chất lượng. Một số loại mật có màu sáng, một số loại mang màu hổ phách, một số lại có màu tối. Tuy nhiên, theo dân gian, mật ong có màu càng tối thì càng chứa nhiều khoáng chất hơn, lượng PH lớn hơn. Nguồn mật này chứa dồi dào các khoáng chất như magie, kali, clo, lưu huỳnh, sắt, mangan, natri,... rất tốt cho sức khỏe.

Màu sắc của mật ong không thực sự phản ánh về chất lượng mật - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, dân gian còn nhận biết mật ong rừng, mật ong nguyên chất bằng cách đặt vào tủ lạnh. Mật ong rừng bỏ vào tủ lạnh có đông không? Mật ong thật khi bỏ vào tủ lạnh sẽ không đông, và khi để bên ngoài thì kiến không tới.

Cách nhận biết mật ong bị hỏng

Nếu bị nhiễm nước, mật ong sẽ bị lên men và hư hỏng, ngửi mùi chua, hắc - Ảnh minh họa: Internet

Khi bảo quản ở điều kiện không tốt, mật ong có thể bị biến chất. Nếu bị nhiễm nước, mật ong sẽ bị lên men và hư hỏng, ngửi thấy mùi chua và hắc. Khi nếm, mật có vị chua và đắng, không nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe.