Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1-7, những ai được điều chỉnh?
Lương tối thiểu vùng là gì?
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường; bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng; và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán, mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.
- Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán
Ai được điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng?
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm: Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Tuy vậy, trường hợp sau khi tăng lương tối thiểu vùng từ 1-7 mà lương thỏa thuận trong hợp đồng của người lao động đang bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu đã tăng thì công ty không bắt buộc phải điều chỉnh lại tăng lương, lúc này người lao động sẽ được tăng lương chế độ tăng lương theo hợp đồng lao động (nếu có).
Một số địa bàn được điều chỉnh vùng
- Từ vùng II lên vùng I với thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều, TP Uông Bí, TP Móng Cái (Quảng Ninh).
- Từ vùng III lên vùng II với TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình); TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, thị xã Nghi Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa); thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa); TP Sóc Trăng (Sóc Trăng).
- Từ vùng IV lên vùng III các huyện Thái Thụy, Tiền Hải (Thái Bình); Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống (Thanh Hóa); huyện Ninh Phước (Ninh Thuận).
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...
Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại sau khi phát hiện nhiều con chó cắn...