Lời khuyên giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai tháng cuối
Vào những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn vất vả nhất của mẹ bầu bởi lúc này mẹ không chỉ đối diện với một thân hình “sồ sề” mà còn gặp phải nhiều mệt mỏi do chứng đau nhức lưng khi mang thai tháng cuối hành hạ. Thông thường những phụ nữ đau lưng trước và trong khi mang thai có nhiều khả năng sẽ tiếp tục đau lưng sau sinh.
Những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị đau buốt lưng khi mang thai tháng cuối như sau:
Vị trí của thai nhi: Vào giai đoạn cuối, thai nhi đã đạt đủ cân nặng chuẩn bị chào đời, chính lý do cân nặng và sự thay đổi vị trí ngôi thai khiến lưng của bà mẹ phải gồng ra đằng sau để giữ thăng bằng làm thay đổi hình dạng cột sống dẫn tới đau lưng.
Các cơ vùng bụng yếu đi: Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai, các cơ ở vùng bụng trở nên căng ra và bị yếu đi. Điều này làm tăng nguy cơ bà bầu bị đau lưng khi mang thai tháng cuối.
Thay đổi hormone trong thai kỳ: Để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của em bé qua đường dẫn sinh, có thể mẹ bầu tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu. Chính nhờ loại hormone đặc biệt này, các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ lâm bồn. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây ra hiện tượng đau lưng khi mang thai tháng cuối nếu như các khớp quá lỏng lẻo.
Ngồi sai tư thế: Một trong những nguyên nhân khiến các cơn đau lưng càng trở nên nghiêm trọng là do chị em ngồi sai tư thế (ngồi bệt, cố định gót chân xuống sàn, chống hai tay ra phía sau) hoặc bưng, nhấc vật nặng gây tổn thương đến các cơ chằng vùng lưng.
Dấu hiệu của việc sắp sinh: Mỗi người phụ nữ mang thai gần đủ 40 tuần sẽ có nhiều biểu hiện báo hiệu thời gian sắp sinh đang đến, vì vậy đa số các mẹ bầu đều cảm thấy đau lưng khi sắp đến ngày sinh nở.
Giai đoạn cuối thai kỳ có rất nhiều mẹ bầu bị đau lưng và điều này khiến các mẹ hoang mang, lo lắng. Nhưng theo các chuyên gia, đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài trên 2 tuần kèm các biểu hiện như chảy máu âm đạo, đi tiểu nhiều… thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khoẻ và thăm khám kịp thời.
Bí quyết giảm đau lưng khi mang thai ba tháng cuối
Đau lưng khi mang thai tháng cuối gây phiền toái trong sinh hoạt cũng như làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Vì vậy, hãy lưu ngay những mẹo giảm đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối sau đây:
Tránh tăng cân quá mức
Trọng lượng cơ thể tăng nhanh chính là nguyên nhân gây đau cột sống khi mang thai. Vì vậy, nên cân đối chế độ ăn uống để tăng cân từ từ mà vẫn đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện.
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, magie như rau xanh, hải sản, sữa, đậu… để xương được chắc khoẻ, giảm tình trạng loãng xương khi mang thai.
Mẹ bầu cũng cần chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày thành 5 - 7 bữa, tránh ăn quá nhiều một lần.
Giữ tư thế chuẩn
Mẹ bầu nên ghi nhớ điều chỉnh tư thế của mình: Đứng thẳng người, ưỡn ngực, không khom, hạ vai và buông xuôi tự nhiên, thả lỏng đầu gối.
Khi đứng, nên dạng rộng hai chân vừa phải để giữ thăng bằng và tạo sự thoải mái. Nếu phải đứng hoặc ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy dùng một chiếc ghế nhỏ kê chân, và tốt nhất là dành thời gian để nghỉ ngơi thường xuyên.
Khi ngồi nên ngồi ở ghế tựa lưng hoặc kê thêm một chiếc gối nhỏ ở thắt lưng, điều này giúp lưng luôn được giữ thẳng.
Nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ
Khi mang bầu, các chị em không được khuyến khích nằm ngửa vì sẽ tăng áp lực lên xương cột sống và nguy hiểm cho thai nhi. Nằm nghiêng khi ngủ không chỉ giúp mẹ bầu giảm đau lưng mà còn tốt cho tuần hoàn máu. Lời khuyên là mẹ nằm nghiêng sang bên trái, co một hoặc cả hai đầu gối. Bạn cũng có thể sử dụng thêm những chiếc gối ôm khi ngủ để chèn xung quanh, vừa tạo cảm giác ngủ ngon vừa khắc phục đau lưng.
Chúng ta cũng nên nằm giường, nệm bằng và chắc; không nên nằm giường, nệm quá mềm sẽ không tiện cho sự kéo dài cột sống, làm cho triệu chứng đau ngày càng nặng hơn.
Luyện tập thể dục thường xuyên
Tập luyện thể thao sẽ giữ cho cột sống được chắc khoẻ và là cách giảm đau lưng khi mang thai tháng cuối hiệu quả. Các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ… có thể giúp ích trong việc phòng ngừa và điều trị đau lưng khi mang thai.
Tuy nhiên chúng ta chỉ nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và tốt nhất là có tham khảo ý kiến của chuyên gia để có phương pháp tập chuẩn xác nhất.
Chườm nóng/lạnh hoặc massage giảm đau
Mẹ có chườm nước ấm hoặc nước đá lạnh vào vùng lưng để giảm bớt các cơn đau khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể nhờ người thân hoặc đến các tiệm chuyên massage cho bà bầu để được cọ xát, kích thích sự lưu thông máu.
Thay đổi các thói quen sinh hoạt
Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: Từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thay những đôi giày cao gót bằng những đôi giày bệt có đế bằng. Khi mặc quần áo hay mang giày các mẹ nên ngồi xuống những chỗ có điểm tựa.
Từ tháng thứ 7 của thai kỳ, khi bụng bầu đã khá lớn chị em có thể sử dụng thêm đai nịt bụng để hỗ trợ việc nâng đỡ lưng. Ngoài ra, mặc quần chuyên biệt cho bà bầu với đường thắt lưng thấp có thể hỗ trợ thêm cho phần bụng.
Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Điều này giúp cơ thể có thời gian phục hồi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.
Đau lưng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan, xem nhẹ hiện tượng này. Những bí quyết giảm đau lưng trên đây sẽ giúp mẹ giảm đau và không làm ảnh hưởng đến tâm trạng vui vẻ lúc mang thai.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.