Loại rau ‘bán đầy chợ’ được phụ nữ Nhật yêu thích, giúp trái tim khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ
Thành phần trong cà tím gồm những gì?
Cà tím đặc biệt chứa nhiều vitamin như vitamin C, K và B6. Nó cũng chứa dồi dào kali, mangan và chất xơ. Đặc biệt, cà tím có chứa lượng lớn anthocyanin - chất màu có tính chất chống ôxy hóa. Loại chất này được xem là đặc biệt có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư từ cà tím. Vốn thuộc loại trái cây, nhưng cà tím thường được sử dụng như một món rau ăn hàng ngày.
Cụ thể bảng thành phần chất dinh dưỡng của cà tím như sau: Năng lượng; Carbs: 5 g; chất xơ: 3 g; protein: 1 g; Mangan: 10% RDI; Folate: 5% RDI; Kali: 5% RDI; vitamin K: 4% RDI; vitamin C: 3% RDI. Ngoài ra, cà tím cũng chứa một lượng chất dinh dưỡng khác bao gồm niacin, magie và đồng.
Lợi ích của cà tím cho sức khỏe
Giúp bảo vệ tim mạch
Với sự hoạt động mạnh mẽ từ anthocyanins, cà tím có tác dụng giúp tăng cường chức năng của tim. Khi cholesterol “xấu” được giảm bớt, nó có thể kích thích sự hiện diện của cholesterol HDL “tốt” hơn.
Trong một nghiên cứu, động vật (thỏ) được cho ăn cà tím nguyên chất hoặc nướng trong 30 ngày. Cả hai loại cải thiện chức năng tim, giảm cơn đau tim và làm giảm cholesterol LDL và triglyceride. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt.
Kiểm soát đường trong máu
Việc bổ sung cà tím cho chế độ ăn uống của bạn có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cà tím có nhiều chất xơ và polyphenol, cả hai chất này có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu.
Chất xơ có thể làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu đường trong cơ thể. Sự hấp thụ chậm hơn giúp lượng đường trong máu ổn định hơn.
Các nghiên cứu khác cho thấy polyphenol hoặc các hợp chất thực vật tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm như cà tím có thể làm giảm sự hấp thu đường và tăng tiết insulin, cả hai có thể giúp giảm lượng đường trong máu.
Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện cấu trúc xương
Magiê và canxi cùng với vitamin A và C dồi dào trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Giúp cơ thể hoạt động khỏe khoắn hơn.
Phòng bệnh ung thư
Anthocyanins mang lại màu tím đậm cho cà tím giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư cũng như các vi khuẩn gây bệnh khác.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Là một nguồn giàu chất sắt, cà tím làm tăng sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể và do đó giúp chống lại bệnh thiếu máu hoặc thiếu sắt, thường gặp ở phụ nữ. Hơn nữa, cà tím cũng giàu đồng, một thành phần thiết yếu để sản xuất các tế bào hồng cầu.
Tốt cho tiêu hóa
Là một loại thực phẩm được chỉ ra có chứa nhiều khoáng chất và các chất nhầy. Cà tím có thể cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa bằng cách hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên. Nó cung cấp chất xơ, nước và chất chống oxy hóa để có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa và cũng đồng thời giúp giảm táo bón.
Giúp giảm cân
Cà tím có nhiều chất xơ nhưng ít calo, cả hai đều có thể giúp giảm cân. Nó cũng có thể được sử dụng thay cho các thành phần có lượng calo cao hơn.
Chất xơ di chuyển qua đường tiêu hóa từ từ và có thể thúc đẩy sự 'no', giảm lượng calorie trong cơ thể. Mỗi cốc (82 g) cà tím nguyên chất có chứa 3 g chất xơ và 20 calo. Nhiều người có thể dùng nước luộc cà tím để tăng tác dụng giảm cân.
Chống mất ngủ
Magie trong cà tím được biết đến chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng cùng chứng mất ngủ và nhiều lợi ích khác.
Các lưu ý khi ăn cà tím
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Không đun ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Làm sạch kĩ cà tím trước khi ăn
Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín. Bạn cho thêm chút giấm khi nấu sẽ thúc đẩy sự phân hủy một số chất độc như solanine. Ngoài ra nên ngâm cà qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà, làm cho món ăn ngon hơn.
Nên ăn cả vỏ
Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như món nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe.
Bạn có thể thêm vài ba lát gừng để giảm tính lạnh và tránh bị hàn khi sử dụng món ăn này.
Lưu ý với một số bệnh
Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu gây ra tiêu chảy nặng. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao - loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
Chúc bạn sẽ có được những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cùng cà tím.
5 lý do bạn nên bổ sung rau hẹ vào thực đơn hằng ngày
Rau hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với nhiều người, không chỉ ngon miệng mà rau hẹ còn rất tốt cho sức khỏe.
Những loại quả ngon tưởng ‘lành’ nhưng cực hại cho dạ dày nếu ăn sai giờ, đặc biệt có loại...
Trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể, nhưng khi ăn bạn nên có sự chọn lọc cẩn thận và ăn với chế độ phù hợp. Nếu không sẽ gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là dạ dày.
6 lợi ích tuyệt vời khi ăn cà chua mà bạn cần biết!
Nghiên cứu cho thấy rằng có một danh sách dài các lợi ích của việc ăn cà chua - từ việc cải thiện tâm trạng cho đến giúp ích cho trái tim của bạn.
Rau ngót được mệnh danh là “thần dược xanh” với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng 3 nhóm...
Rau ngót, một loại rau quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt, được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, một số người nên hạn chế hoặc tuyệt đối không nên ăn rau ngót, nếu không muốn "rước họa vào thân”