Hoa atiso từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc với tác dụng bảo vệ gan, chống oxy hóa, lợi tiểu, chống viêm và ức chế cholesterol xấu.

Atiso là một loại thảo dược lâu năm thuộc họ Asteraceae (có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, tây bắc châu Phi), có nụ hoa, lá to, củ lớn và được trồng rộng rãi để làm thực phẩm.

Những lợi ích của atiso

- Điều hòa huyết áp

Chiết xuất atiso có thể có tác dụng tích cực trong việc điều hòa huyết áp, đặc biệt là ở bệnh nhân huyết áp cao.

- Điều hòa lipid máu

Đối với những người bị tăng cholesterol trong máu ở mức nhẹ tới trung bình, việc bổ sung chiết xuất atisô có thể có tác dụng tích cực trong việc điều hòa cholesterol.

- Hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) là một trong những bệnh gan mãn tính phổ biến nhất, đặc trưng bởi sự tích tụ chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng gan. Nếu thường xuyên uống trà hoa atiso có thể giảm đáng kể tình trạng bệnh nhưng tránh lạm dụng quá nhiều.

- Điều chỉnh đường huyết

Bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết phức tạp do sự thiếu hụt insulin dẫn tới lượng đường trong máu suy giảm. Vệc điều trị tập trung vào việc điều chỉnh chuyển hóa glucose hoặc lipid hoặc cả 2.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, chiết xuất từ hoa atiso có tác dụng tốt trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi pha trà hoa atiso cần tránh bỏ thêm đường, nên uống ở vị nguyên bản là tốt nhất.

- Giải rượu

Tình trạng nôn nao do rượu có thể kéo dài tới 24 giờ, bao gồm các triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung, khát nước, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm nhận thức và thay đổi tâm trạng. Lúc này, nếu uống một cốc trà hoa atiso có thể giảm đáng kể các triệu chứng này.

Chú ý:

Chiết xuất atisô thường an toàn ở liều lượng bình thường đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi nó có thể gây ra những triệu chứng bất lợi như đầy hơi, khó chịu đường tiêu hóa, tiêu chảy.

Những điều kiêng kỵ khi sử dụng atiso

1. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng chiết xuất từ atiso.

2. Atisô là một loại cây thuộc họ cúc. Những người có tiền sử dị ứng với cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, hoa cúc, hoa hướng dương và các loại thảo mộc tương tự khác cũng có thể bị dị ứng với atisô, nên tránh dùng.

3. Bệnh nhân bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật nên tránh sử dụng, vì atisô có thể kích thích sản xuất axit mật và khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

4. Những người đang áp dụng chế độ ăn ít carbohydrate nên hạn chế sử dụng atiso. Vì inulin và fructooligosacarit trong atisô dễ lên men ở ruột non, sẽ sinh ra khí gây đầy bụng, đặc biệt là khi sử dụng nhiều.

5. Không dùng chung với các loại thuốc hạ cholesterol, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, vì atisô cũng có tác dụng hạ cholesterol.

6. Không dùng chung với các thuốc cần chuyển hóa bằng enzym cytochrom P450 vì có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.