Loại chanh tí hon lên 'cơn sốt', dân buôn đua nhau thu gom vẫn không kịp bán, có gì đặc biệt trong loại quả này?
Vậy có gì đặc biệt trong loại chanh này mà mọi người đều thi nhau mua, khiến các thương lái thu gom không kịp bán?
Chanh tí hon là chanh gì?
Chanh rừng (chanh tí hon) là sản vật đặc trưng của núi rừng Mẫu Sơn, nơi có độ cao từ 800 - 1541m so với mực nước biển. Sinh sống trong môi trường đặc biệt chỉ khoảng từ 15 đến 22 độ C. Chanh rừng là cây lâu năm, sinh trưởng chậm, lá nhỏ và có gai. Từ bao đời nay, người dân tộc Dao khu vực núi Mẫu Sơn thường sử dụng loại quả này như một loại gia vị làm tăng hương vị món ăn.
Không giống với các loại chanh khác, quả chanh rừng Mẫu Sơn khá nhỏ, kích thước chỉ như quả quất hoặc to hơn một chút, mỗi quả có từ 3-5 hạt.
Vỏ của chanh cũng sẽ chuyển sang màu vàng khi chín. Điều đặc biệt ở loại quả tí hon này chính là khi ăn người dùng sẽ cảm nhận vị hơi chua. Với chanh rừng Mẫu Sơn, quả còn xanh vỏ sẽ có công dụng tốt hơn những quả đã to và chín vàng.
Một thương lái khu vực này cho biết: Do mới vào đầu mùa, số lượng chanh thu được còn ít nên chị không đủ để trả đơn cho khách.
Đã hơn 4 năm bán chanh rừng Mẫu Sơn, chị cho biết cứ vào mùa, khách liên hệ đặt mua rất nhiều. Thời điểm đầu mùa, số lượng chanh ít và giá bán cao. Tuy nhiên, khách vẫn đặt mua khá nhiều. “Vì nhiều người quan niệm chanh đầu mùa có lượng tinh dầu nhiều, để ngâm mật ong trị ho sẽ tốt hơn,” chị chia sẻ.
Vào giữa mùa, lượng chanh thu được rất nhiều. Những năm chanh được mùa, mỗi ngày chị thu gom của dân đến vài tạ quả và đều bán hết. Chỉ tính riêng vụ năm ngoái, chị đã bán được cả tấn chanh rừng.
Điều đáng buồn là năm nay chanh rừng mất mùa, lượng chanh không nhiều như năm ngoái. Giá cả chưa biết có cao hơn mọi năm hay không. Hiện tại, chị đang bán cho khách sỉ với giá dao động từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Theo chị, người dân đã đem giống chanh rừng về trồng gần nhà để tiện chăm sóc và thu hái. Hiện nay trên thị trường vẫn có chanh được hái từ rừng nhưng số lượng rất ít.
Trên thực tế, chất lượng của chanh hái từ cây mọc trong rừng và cây trồng là ngang nhau. Chỉ có điểm khác biệt giữa hai loại này là quả chanh hái từ cây mọc trong rừng thường nhỏ hơn và không đều, còn quả từ cây trồng có kích thước to và đều, đẹp hơn.
Có gì đặc biệt trong loại quả tí hon này?
Chia sẻ trên Thời báo vhnt: Anh Nguyễn Thanh Sơn (trú tại Long Biên, Hà Nội) đã đem giống chanh rừng Mẫu Sơn về trồng tại vườn nhà. Anh cho biết giống chanh này rất dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều, nhưng phát triển rất chậm, không như các loại chanh khác.
Hiện tại, anh trồng khoảng chục cây chanh rừng Mẫu Sơn tại vườn nhà. Sau 4 năm, cây bắt đầu cho quả nhưng tán rất nhỏ và lượng quả thu được khá ít, mỗi cây chỉ cho khoảng 1-2kg quả. Số quả thu hoạch chỉ đủ dùng cho gia đình nên anh không bán. Thi thoảng, anh gom chanh rừng từ Mẫu Sơn về để bán cho khách. Anh cũng đang thử ghép chanh rừng vào cây bưởi với hy vọng sẽ thu được nhiều quả hơn trong thời gian tới.
Cũng theo anh Sơn quả chanh rừng chỉ bé như quả quất, thậm chí nhỏ hơn và có vị chua dịu. “Tôi nghĩ điều làm nên sự đặc biệt của chanh rừng chính là hàm lượng tinh dầu cao. Nếu sử dụng chanh rừng để ngâm mật ong hay làm chanh muối thì gần như không loại chanh nào có thể vượt qua được nó,” anh chia sẻ.
Biết đến cây chanh rừng Mẫu Sơn cách đây hơn chục năm trong một lần tham gia hội chợ nông sản, mấy năm gần đây anh mới có cơ hội để đem giống chanh này về vườn.
Khi trồng tại vườn nhà, anh không quá kỳ vọng cây có thể ra hoa và đậu quả ở đất Hà Nội. Nhưng thực tế, chanh rừng Mẫu Sơn đã phát triển vượt quá mong đợi của anh khi hoa và quả đều sai trĩu cành, chất lượng quả ổn định hàng năm.
Dù đây là giống cây bản địa ở nước ta, anh cho biết rất khó để tìm mua cây giống ở trên mạng. Vì vậy, muốn đem cây giống về trồng tại vườn, anh phải lên tận trên Mẫu Sơn (Lạng Sơn) mới mua được cây giống.
Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn
Từ chiều tối 22 đến 23/11, khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa, mưa...
Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình
Không ít bà vợ cảm thấy lo lắng và bất an khi chồng ngày một sa sút, thậm chí không...
Vì sao con người lùn đi khi về già?
Giảm chiều cao là một đặc trưng điển hình của việc con người già đi. Bắt đầu từ sau tuổi...
Đàn ông cũng cần được khóc
Nhiều nam giới trao đổi rằng họ không được ai dạy về cách thế hiện tình cảm yêu thương thế...