Liên tục xảy ra “lùm xùm” thịt bẩn tuồn vào trường học, luật sư “mách” phụ huynh cách đòi quyền lợi cho con
Nhức nhối chất lượng bữa ăn học đường
Mới đây, ban đại diện phụ huynh trường Tiểu học Chu Văn An trong buổi đi kiểm tra định kỳ cùng đoàn kiểm tra ATTP tại trường vào sáng 3/4 đã phát hiện 35kg thịt gà tại bếp ăn đã “bốc mùi”.
Mặc dù số thịt gà đã được đổi ngay lập tức nhưng vụ việc này đã làm dấy lên nỗi bất an trong lòng phụ huynh. Nếu số thịt bẩn kia không bị phát hiện thì ngày hôm đó sẽ đàng hoàng “lên đĩa” phục vụ bữa ăn cho học sinh bán trú.
Quá bất an, không ít phụ huynh đã phản ứng bằng cách đến đón con về nhà ăn trưa, không cho con ăn bán trú ở trường.
Phụ huynh cũng khó có thể chấp nhận lời giải thích “do hai túi hàng xếp chồng lên nhau trong quá trình bảo quản và vận chuyển, nhiệt độ tiếp xúc không đủ lạnh gây ra mùi lạ”.
Báo động tình trạng mất an toàn thực phẩm tại trường học trong thời gian qua, phản ứng này là hoàn toàn dễ hiểu.
Làm gì để bảo vệ quyền lợi của con khi ăn bán trú tại trường về lâu về dài là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh “nhức đầu”.
Làm gì khi phát hiện bữa ăn bán trú “nhiễm bẩn”?
Trao đổi với PV Phụ nữ Sức khỏe, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, không cho con ăn bán trú ở trường, đón con về ăn ở nhà là phản ứng phổ biến của phụ huynh khi phát hiện bữa ăn ở trường của con không đảm bảo vệ sinh. Dẫu vậy, đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Còn về lâu về dài, phụ huynh cần chủ động quản lý, giám sát bữa ăn của con bằng rất nhiều cách khác nhau mà không cần “tốn công sức”, “mất ngày mất buổi” đến trường.
Bởi vì ai cũng có công việc riêng của mình. Hơn nữa, việc không cho con ăn bán trú đột ngột có thể khiến thời gian biểu, tâm lý của trẻ bị xáo trộn.
“Việc quản lý, giám sát bữa ăn, trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà trường và phòng y tế trong nhà trường. Theo đó cần phải có tủ lưu thức ăn để làm mẫu phẩm xét nghiệm nếu có ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Phụ huynh hoàn toàn có quyền tham gia giám sát từ khâu nhập thực phẩm, chế biến, đến khẩu phần ăn của con. Việc này đều có giấy tờ, văn bản và được camera ghi lại.
Nếu phát hiện thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, hãy báo cáo ngay với ban giám hiệu nhà trường, làm đơn trình báo với UBND phường.
Bên cạnh đó là ghi hình, thu giữ mẫu thức ăn để làm căn cứ xử lý”, Luật sư Cường tư vấn.
Không ít phụ huynh đã chọn cách “đột nhập” vào trường học để kiểm tra bữa ăn trưa của con.
Nói về cách làm này, Luật sư Cường cho rằng đây là cách làm không đúng vì có thể gây nguy hiểm cho các em học sinh, không biết “người lạ” này đột nhập vào trường với mục đích gì?
“Cách đơn giản nhất là gắn camera ở nơi tiếp nhận thực phẩm, chế biến, nấu nướng, nơi trẻ ăn trưa. Phụ huynh ở đâu cũng có thể xem camera, giám sát con ăn uống, nghỉ ngơi mà không mất thời gian đến trường.
Trách nhiệm giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn bán trú cao nhất là hiệu trường – người đứng đầu nhà trường.
Bộ Giáo dục cần có biện pháp xử lý nghiêm với hiệu trưởng nếu để xảy ra tình trạng mất vệ sinh bữa ăn học đường.
Đơn vị cung cấp thực phẩm bẩn cũng cần bị xử lý hành chính, hình sự. Chúng ta đã có đầy đủ các quy định xử phạt, quan trọng nhất là thực thi văn bản pháp luật đó như thế nào?”, Luật sư Cường bày tỏ.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...