Lang ben ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh với chức năng các cơ quan chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu chưa thể đấu tranh chống lại vi khuẩn, do đó thường mắc nhiều loại bệnh, phổ biến nhất là bệnh lý về da. Lang ben ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng hay gặp phải và cần được điều trị đúng phương pháp.
Dấu hiệu của bệnh lang
Trẻ sơ sinh bị lang ben ở cổ hay còn gọi là trẻ bị lang. Đây là một loại bệnh nấm da với những đốm da có màu sắc khác nhau loang lổ ở lưng, tay, ngực... khi thì màu trắng, khi thì nâu sẫm hoặc đỏ. Những mảng da bị lang này mỏng hơn so với da bình thường, ẩn sâu bên trong là hàng triệu con vi khuẩn và có thể gây hại tới trẻ. Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như sau:
- Vảy xuất hiện ở vùng da bị lang, bong da.
- Các mảng da có đường viền bên ngoài tạo thành hình tròn hoặc đốm.
- Vùng da bị lang có cảm giác ngứa, thậm chí đỏ tấy.
- Vùng da bị lang có màu sắc tương phản so với tông da bình thường của trẻ. Nếu bé có làn da tối màu, vùng lang sẽ sáng hơn, thường là màu trắng. Nếu da bé sáng màu, vùng lang sẽ tối hơn, phổ biến thường gặp là màu nâu.
- Ban đầu xuất hiện vài đốm, sau có thể lan rộng ra, nhất là khi ra nắng nhiều.
Nguyên nhân bé bị lang ben ở cổ
Như chúng ta đã đề cập ở trên, bệnh lang ben là một bệnh nấm da, do đó nguyên nhân trực tiếp gây bệnh chính là do các loại nấm khác nhau sản sinh trên da của bé. Nguyên nhân gián tiếp chính là môi trường xung quanh đã tạo điều kiện cho nấm sinh sôi phát triển và gây bệnh. Cụ thể:
- Bé ra nhiều mồ hôi, không được vệ sinh kịp thời khiến cho da bị ẩm mốc và sinh ra nấm
- Cơ thể trẻ chưa hoàn thiện, chức năng gan yếu chưa bài tiết tốt khiến cơ chế bài tiết chưa thải được độc tố ra ngoài, gây ra các bệnh lý về da, trong đó có lang ben.
- Bố mẹ chưa vệ sinh thường xuyên cho bé hoặc vệ sinh không đúng phương pháp, khiến các vi khuẩn nấm có cơ hội sinh sôi. Điển hình là không vệ sinh ngay khi bé ra mồ hôi, không tắm cho bé thường xuyên, áo quần bé không sạch sẽ, ẩm ướt, tã dùng lâu không thay cho bé.
- Cấu trúc da của bé nhờn, nấm dễ phát triển
- Môi trường xung quanh ẩm ướt hoặc trời nóng khiến bé dễ mắc bệnh
Cách điều trị khi trẻ bị lang ben
Đây là căn bệnh thường gặp và gây mất thẩm mỹ cho trẻ, thậm chí gây ra sẹo nếu không điều trị đúng khác. Hãy áp dụng ngay những phương pháp sau đây khi trẻ bị bệnh lang nhé:
Dùng các bài thuốc dân gian
Thường bài thuốc này ông bà ta hay áp dụng và ngày nay các mẹ cũng có thể dùng khi mới phát hiện trẻ có dấu hiệu bị lang và chưa muốn tới bác sĩ ngay do một số lý do nào đó. Những cách sau cũng khá hiệu quả và an toàn cho bé:
- Chuối xanh: Dùng chuối tiêu xanh thái lát mỏng, chà lên vùng da. Sau 10 phút, rửa vùng da bị lang bằng nước ấm sạch. 3 ngày sau vùng lang sẽ mờ dần và biến mất.
- Rau răm: Tính sát trùng ở rau răm có thể chữa lang khá hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Dùng cối giã nát rau răm. Sau đó dùng tay bôi nước rau răm lên vùng bị lang. Chờ 10 phút rửa lại bằng nước ấm sạch, 3 lần/ngày. Một số trường hợp da nhạy cảm sẽ không phù hợp với rau răm do tính cay của nó, bạn nên lưu ý cho trẻ nhà mình nhé.
Áp dụng phương pháp tây y
Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị bệnh lang, các bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn, đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và kịp thời nhất, tránh để lâu khiến bệnh lan rộng và để lại sẹo.
Ban đầu, khi trẻ mới mắc bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trị lang ben cho trẻ là các loại kem mát, mỡ trăn, hay ở dạng kem dưỡng da, kem chống nấm, phổ biến nhất là ketoconazole và clotrimazole.
Nếu trong thời gian dài mà trẻ không khỏi hoặc lang ben càng phát triển diện rộng thì sẽ kê thêm một số loại thuốc uống bổ sung.
Trường hợp nên đưa trẻ tới bác sĩ ngay
Hãy đưa trẻ tới bác sĩ nếu bạn thấy những dấu hiệu sau đây:
- Lang ben xuất hiện và lan nhanh
- Dù đã bôi thuốc mỡ hoặc áp dụng các bài thuốc dân gian mà vẫn không khỏi, thậm chí còn nặng hơn
Cách phòng ngừa bệnh lang ben
- Thường xuyên tắm và vệ sinh sạch sẽ cho bé
- Lựa chọn nhưng chất liệu thấm hút mồ hôi đối với quần áo, khăn tắm, tã cho bé
- Lau khô cho trẻ sau khi tắm
- Giặt riêng quần áo cho trẻ để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bố mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng lang ben ở trẻ sơ sinh và không còn quá lo lắng khi con mình mắc phải căn bệnh này. Hãy áp dụng những phương pháp phòng ngừa, điều trị bệnh ở trên và theo dõi trẻ thường xuyên, nếu có vấn đề gì các bố mẹ nên đưa bé tới bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên...
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia...
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở...