Lần đầu lên thành phố chơi, người phụ nữ H'Mông bị đem bán, lưu lạc hơn 1 năm nơi xa xứ
Bà Giang Thị Thu Thủy - Giám đốc điều hành tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam cho biết, theo thống kê của Bộ Công an từ năm 2015 đến năm 2020, lực lượng chức năng đã phát hiện gần 1.300 vụ, gần 1.700 đối tượng, lừa bán gần 3.000 nạn nhân.
Các đối tượng hình thành nhiều đường dây, băng nhóm tội phạm mua bán người hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia với phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Đáng ngại là nạn nhân chủ yếu bị bán sang các nước láng giềng của Việt Nam (chiếm khoảng 86%).
Trước thực tế này, tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái thực hiện dự án “Hỗ trợ nạn nhân mua bán người vượt qua đại dịch Covid-19” với mục tiêu cùng với địa phương ngăn chặn và ứng phó với sự gia tăng nạn mua bán người do Covid-19.
Dự án được triển khai tại 2 huyện Mù Cang Chải và Trạm Tấu trong thời gian từ ngày 01/11/ 2021 tới 31/10/2022.
Trong quá trình triển khai, dự án đã triển khai hàng loạt sự kiện truyền thông nâng cao nhận thức về các dấu hiệu, hình thức mua bán người tại 46/46 thôn bản tác động trực tiếp khoảng 30.000 người và 19.759 người thông qua các kênh trên mạng xã hội.
Đặc biệt, dự án cũng đã hỗ trợ hơn 20 nạn nhân mua bán người, người di cư dễ bị tổn thương được tiếp cận với đường dây nóng của Hagar và nhóm phản ứng nhanh tại cộng đồng để nhận các hỗ trợ từ dự án.
Các nạn nhân buôn bán người được sơ cứu tâm lý, được chăm sóc y tế, được hỗ trợ về các dịch vụ giáo dục, pháp lý, các nhu cầu khẩn cấp, đặc biệt là sinh kế sau khi được cứu thoát trở về.
Phao - cô gái trẻ quê Yên Bái là một trong số hơn 20 nạn nhân buôn bán người nhận được sự hỗ trợ từ dự án này. Là cô gái người H”Mông, Phao chưa bao giờ nghĩ đến việc bước chân ra khỏi quê hương.
Giống như nhiều cô gái khác trong làng, Phao được dạy phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc tuyền thống của dân tộc mình và những nề nếp của gia đình. Đó là lý do cô gái người H’Mông này không được đi học và phải kết hôn khi vừa 17 tuổi.
Về làm dâu, Phao không được ngồi cùng mâm với chồng khi ăn trưa hay ăn tối, cũng không được phép ăn khi chồng chưa ăn xong.
Cô mệt mỏi với cuộc sống mà phụ nữ như những con rùa nơi xó bếp, lầm lũi, chịu đựng. Một hôm, người phụ nữ ở nhà bên cùng rơi vào cảnh hôn nhân tương tự Phao rủ cô lên thành phố chơi.
Bức bí với cuộc hôn nhân cầm tù, Phao đồng ý ngay mà không mảy may suy nghĩ quá nhiều, cô muốn được đi chơi, được giải toả sau những ngày dài căng thẳng khi chung sống với chồng.
Đến thành phố, họ gặp một người đàn ông H’Mông là bạn của người phụ nữ kia. Ban đầu, họ đi tham quan quanh thành phố Yên Bái rồi người đàn ông ấy rủ họ đi Lào Cai chơi, nơi có biên giới với Trung Quốc .
Cả hai người phụ nữ cả tin đều không biết rằng người đàn ông đó là một kẻ buôn người. Anh ta đã đưa họ qua biên giới và bán cả hai cho những người đàn ông Trung Quốc để làm vợ.
Không có căn cước công dân, không đăng ký kết hôn, Phao sống như một người “vô hình” suốt cả năm trời tại nơi đất khách quê người. Người đàn ông Trung Quốc chỉ coi cô như “người giúp việc” và bóc lột cô như một nô lệ tình dục vào ban đêm.
Phao nhớ nhà, nhớ các con, cảm thấy lạc lõng và vô vọng. Cô nhen nhóm ý định bỏ trốn. Nỗi nhớ con chính là đông lực thôi thúc cô hạ quyết tâm trốn khỏi người đàn ông mang danh “chồng” cô ở nơi đất khách.
Trên đường trốn chạy, cô gặp một đồn cảnh sát Trung Quốc, may mắn, cô đã được đưa trở về Việt Nam an toàn, gặp lại được các con.
Thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái, Phao có cơ hội kết nối với Hagar Việt Nam, được hỗ trợ để hàn gắn và tiếp thêm sức mạnh để tái hoà nhập cộng đồng. Đặc biệt, trong khuôn khổ dự án được triển khai ở huyện mình, Phao trở thành một thành viên của cộng đồng tự lực trong làng.
“Trước đây, tôi chưa bao giờ được hỗ trợ như thế này. Nhờ con trâu được hỗ trợ, gia đình tôi đang dần tốt hơn. Tôi đã từng phải đối mặt với rất nhiều kỳ thị và phân biệt đối xử ở quê nhà, nhưng bây giờ tôi đã tìm lại được hy vọng”, Phao nói.
Người phụ nữ dân tộc H’Mông thật thà nhận ra “phòng ngừa luôn tốt hơn là ứng phó”. Bởi sau tất cả, người phụ nữ dân tộc này nhận ra “trốn chạy không bao giờ là giải pháp”.
“Từ thực tế bản thân, tôi sẽ chia sẻ với tất cả phụ nữ H’ Mông trong cộng đồng của tôi rằng chúng ta nên cẩn thận và không lao vào bất cứ lời đề nghị “quá hào phóng” nào”, Phao nói.
WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Ngày 23/11/2024 WAFT đã được ra đời với 2 thương hiệu WATF Human Capital và WATF Media. Triết lý giáo...
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...
Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái...
Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp
Dự báo thời tiết hôm nay ngày 24/11/2024 chi tiết các khu vực trên cả nước như sau.
Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...
Áp thấp gần Biển Đông đầu tiên có khả năng hình thành ở khu vực dự báo TCAD của PAGASA. Áp...