Làm vợ ai cũng khổ nhưng làm vợ ở Việt Nam khổ gấp nhiều lần
Đa phần phụ nữ đã lấy chồng đều hối tiếc thời son rỗi của mình. Bước vào hôn nhân, nếm trải buồn nhiều hơn vui, cô đơn nhiều hơn ấm áp. Họ thường nói với các cô gái trẻ rằng: “Giá mà thời gian quay lại tôi sẽ không lấy chồng”, “này các cô gái, đừng có dại dột mà lấy chồng sớm. Hãy ăn chơi, tận hưởng cuộc sống trước khi chui đầu vào rọ”.
Nhiều cô gái trẻ hiện nay lại muốn một cuộc sống tự do, không bị ràng buộc bởi hôn nhân. Nhìn những người phụ nữ lấy chồng xung quanh, phần lớn nhận sự vô tâm, ích kỉ, thậm chí vũ phu, tệ bạc của chồng lại lắc đầu ngán ngẩm. Hôn nhân đã không còn là sự đảm bảo một cuộc sống yên bình, hạnh phúc mà như trò may rủi của cuộc đời: “Thông minh, xinh đẹp cũng không bằng may mắn”. Mà trò đánh bạc thì luôn thua nhiều hơn thắng.
Ở đâu trên thế giới này việc làm vợ cũng phải quàng trên vai nhiều trách nhiệm và bổn phận. Nhưng chẳng có nơi đâu, "nghề" làm vợ lại mệt mỏi và lắm khi khổ ải như ở Việt Nam. Bởi, nhiều quan niệm truyền thống vẫn còn ăn sâu vào nếp nghĩ. Đàn bà dẫu giỏi giang, thông minh, thành đạt cũng mãi là phận đàn bà “ngồi mâm dưới”. Và đàn ông Việt Nam vẫn còn nhiều tư tưởng gia trưởng, tự xem mình là trụ cột, làm chủ gia đình còn người vợ mãi quẩn quanh bếp núc.
Làm vợ dù giỏi hay dở cũng dễ dàng bị chê bai, phán xét. Một người vợ ở nhà chu toàn, nội trợ thì mặc nhiên “ăn bám” chồng, chẳng làm nên tích sự gì. Một người quá giỏi giang, thông minh, có địa vị thì bị nói rằng không biết chăm sóc gia đình. Không kiếm được tiền thì bị chê, kiếm nhiều tiền hơn chồng thì bị ghét. Bởi người phụ nữ không “được phép” giỏi hơn chồng, thông minh hơn chồng.
Dễ dàng thấy ở phương Tây, các đức ông chồng chẳng hề nề hà việc xắn tay lên giúp vợ chăm con, làm việc nhà. Họ làm việc đó một cách tự nguyện, bình đẳng, là việc phải làm thế thôi. Còn xã hội, gia đình và cả người chồng đều mặc nhiên chuyện chăm con, làm việc nhà là của phụ nữ. Nếu có ông chồng nào tử tế làm việc nhà thì cũng lấy làm rất hãnh diện, tự hào. Họ nghĩ mình đang giúp vợ, đang thay vợ chứ không hề nghĩ đó là việc cần phải làm.
Ngay cả việc sinh con của phụ nữ cũng bị gia đình và xã hội chi phối. Nhiều gia đình chồng miệng thì nói “trai gái như nhau” nhưng thâm tâm vẫn thèm khát một đứa cháu trai nối dõi. Phụ nữ lỡ sinh con gái thì mặc nhiên bị cho rằng không biết đẻ và bị hối thúc sinh tiếp. Chăm con và nuôi con ở Việt Nam cũng lắm nhiêu khê khi chính những người phụ nữ lại đặt mình lên cuộc đua nuôi con. Con phải mập mạp, bụ bẫm nếu không sẽ bị chê là không biết nuôi con.
Còn biết bao nỗi niềm trong việc làm vợ ở Việt Nam không thể kể hết. Người phụ nữ lấy chồng nhiều khi trở thành cái bóng của chồng. Những mối quan hệ với mẹ chồng, gia đình chồng cũng lắm nỗi ấm ức mà chẳng biết kể cùng ai. Họ mất đi niềm vui sống, cô đơn trong chính ngôi nhà của mình.
Tất cả quan niệm của xã hội cũng như thái độ của nhà chồng sẽ là chuyện nhỏ nếu như phụ nữ có được một người chồng quan tâm, thấu hiểu. Nhưng đàn ông Việt Nam rất ít người trân trọng và yêu thương vợ mình. Phụ nữ bị vây bọc bởi bao nhiêu trách nhiệm, nặng gánh bởi bao nhiêu bổn phận lại cô đơn, buồn tủi vì có một người chồng vô tâm, ích kỉ.
Những điều đó đủ để nói rằng, làm vợ ở Việt Nam chẳng dễ dàng gì!
Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...
Nỗi đau này chưa xong nỗi đau khác ập đến khiến đầu óc tôi rối lên chẳng nghĩ được gì chỉ có ngồi khóc nhìn chị ta đương ở thế đắc thắng.
Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...
Khi đưa tang chồng xong, đọc xong những dòng chữ đó thì mắt tôi đã nhòa đi, nước mắt chảy nhòa...
Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...
Song cách đây vài tháng, Thành phát hiện bị suy thận độ 4. Tình trạng sức khỏe mỗi ngày một giảm sút trông thấy. Dù một tuần chạy thận 2, 3 lần cũng chẳng thể kéo dài thời gian sống cho anh được bao nhiêu nếu bệnh viện không tìm được người hiến thận tương thích với cơ thể anh.
Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...
Kỳ thực, tôi biết quan hệ mẹ chồng nàng dâu của gia đình tôi không hòa hợp, thậm chí là căng thẳng.