Tôm là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng mà chúng ta nên ăn nhiều mỗi ngày. Ai cũng nghĩ chỉ có tôm to mới nhiều chất, giàu canxi nhưng thực tế có một loại tôm tuy nhỏ nhưng giàu canxi không kém, đó là tôm sông. Tôm sông nhỏ, thịt mềm, ăn luôn cả vỏ, giá rất rẻ nên được nhiều người ưa chuộng.

Mặc dù kích thước của tôm sông nhỏ nhưng nó rất bổ dưỡng, nhất là hàm lượng canxi cực kỳ cao, thậm chí cao gấp 8 lần sữa, ăn thường xuyên rất tốt cho sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Ngoài ra, tôm sông nhỏ còn chứa hàm lượng đạm động vật cao, rất bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thu.

Công thức gợi ý: Tôm chiên giòn

Nguyên liệu: Tôm sông, bột mì, bột bắp, rượu nấu ăn, gia vị.

Cách làm:

Tôm sông rửa sạch nhiều lần để loại bỏ cặn bẩn bám trên vỏ, sau đó cho vào bát ngâm với một chút muối và rượu nấu ăn, ướp trong 15 phút.

 Tôm là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Nguồn:Internet

Cho 2 thìa bột mì, 1 thìa bột bắp, 1 quả trứng, muối, tiêu vào bát, thêm lượng nước thích hợp, khuấy đều, tùy chỉnh cho hỗn hợp sền sệt là được. Bạn cũng có thể thay thế bằng bột chiên giòn bán sẵn.

Trút tôm vào bát bột, đảo đều cho từng con tôm phủ bột.

Chiên lửa vừa cho tới khi tôm chuyển sang màu vàng nhạt thì vớt ra.

Sau đó tiếp tục tăng nhiệt độ dầu, khi dầu 80% thì trút tôm vào chiên lại trong 30 giây rồi tắt bếp. Tôm lúc này vàng giòn rất đẹp mắt, giòn rụm, vớt ra đĩa.

Ngoài tôm chiên giòn, bạn cũng có thể làm tôm rang lá chanh, tôm rim mắm đường hoặc tôm rang thịt ba chỉ cũng rất ngon và hấp dẫn.

Thành phần dinh dưỡng của tôm

Nhìn chung, tôm có hàm lượng calo thấp nhưng giàu chất dinh dưỡng. Loại thực phẩm này chủ yếu được tạo thành từ protein và nước. Trung bình, dinh dưỡng trong 100g tôm nấu chín có:

Năng lượng: 99 calo

Chất béo: 0,3 gram

Carbs: 0,2 gram

Cholesterol: 189 miligam

Natri: 111 miligam

Protein: 24 gram

Những lưu ý khi ăn tôm

Vì tôm thuộc nhóm hải sản nên bạn chỉ nên dùng tôm khi đã được hấp hay luộc chín để hạn chế được tối đa lượng giun sán và ký sinh trùng vào người gây ngộ độc.

Chị em vừa mới sinh xong cũng nên hạn chế ăn tôm vì có thể bị khó tiêu hoặc hình thành các sẹo lồi.

Trẻ em tuyệt đối không được ăn vỏ tôm vì sẽ rất dễ bị hóc hoặc các cạnh của vỏ tôm sẽ làm cổ họng của các bé bị tổn thương.

Khi bị ho cũng không nên ăn tôm vì mùi tanh của tôm sẽ làm bệnh của bạn ngày càng nặng hơn, lâu khỏi bệnh.

Những người bị dị ứng với tôm tuyệt đối không được ăn dù với số lượng ít.

Không nên kết hợp tôm với các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C vì khi vitamin C gặp các độc tố có sẵn trong tôm sẽ làm độc tố bị phát tán dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Người bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm, nếu ăn sẽ làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Người bị hen suyễn cũng không nên ăn tôm vì tôm sẽ làm kích thích cổ hỏng, tăng nguy cơ hen suyển.

Hy vọng qua bài viết này, cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giá trị dinh dưỡng từ tôm và những lưu ý khi ăn tôm phải không nào? Hãy bổ sung tôm vào thực đơn của gia đình mình nhé.